🔥 Bài đăng hot nhất

Cách nhắn tin khi không biết nói gì

Hỏi những câu hỏi mở

Đừng trở thành một người giao tiếp thụ động mà hãy học cách đặt câu hỏi cho người ta nhé. Để câu chuyện đi vào bế tắc, hãy sử dụng những câu hỏi gợi mở câu chuyện để đối phương có thể chia sẻ nhiều với bạn hơn.


Hãy tránh xa những câu hỏi có/không vì có thể khiến người ta chỉ trả lời vào đúng câu hỏi và kết thúc câu chuyện tại đó. Tập trung vào những câu hỏi mang tính chất “như thế nào/tại sao” thay vì “có/không” nhé.

Ví dụ:

  • Cậu thấy chỗ đó có ổn không? recommend tớ vài món hay hay nhé.

  • Cậu từng xem phim đó rồi à? Tớ cũng định xem mà chưa biết phim như nào. Review giúp tớ nha.


Lặp lại điều người ấy vừa nói

Một trong những cách thể hiện sự quan tâm của bạn đến câu chuyện của họ chính là lặp lại lời họ nói theo cách hiểu của bạn và đặt câu hỏi về vấn đề đó.

Bạn có thể tóm tắt lại câu chuyện một cách vắn tắt và hỏi thêm về câu chuyện đó. Nếu có thể hãy chia sẻ ý kiến riêng của bạn để khuyến khích họ tiếp tục câu chuyện và tạo không khí thân mật trong cuộc trò chuyện.

Ví dụ:

  • Cậu đã từng đi đến… trước đây và đã từng ăn món… á? Đỉnh vậy? Tớ cũng muốn ăn món… ở đó đấy. Cậu đã thử chưa?
  • Cậu đang học ở … vậy chắc phải biết đến thầy/cô… rồi phải không? Cậu thấy như thế nào?


Khen ngợi một cách tinh tế

Hãy học cách khen ngợi người khác một cách tinh tế để người nghe có thể cảm nhận được sự chân thành của bạn nhé. Lời khuyên là bạn đừng quá tập trung vào ngoại hình vì nghe có vẻ thiếu tự nhiên, nhất là khi bạn và người ta chỉ trò chuyện qua tin nhắn. Mà hãy tập trung vào những thành tựu và những gì bạn cảm nhận được ở họ nhé.


Ví dụ:

  • Mãi nói chuyện với cậu mà tớ quên mất giờ giấc luôn rồi này. Cậu nói chuyện cuốn lắm ấy.

  • Tớ rất thích cách cậu giải thích một việc ấy. Rất là chi tiết và dễ hiểu. Làm gia sư cho tớ nhé?
  • Cậu giỏi… thật ấy. Ngưỡng mộ cậu ghê vì tớ làm mãi mà chẳng đâu vào đâu.
  • Cách suy nghĩ của cậu rất thú vị.


Cố gắng đào sâu câu chuyện

Nếu bạn khó mở lời để bắt đầu câu chuyện thì thay vào đó hãy cố gắng tương tác và đặt câu hỏi nhiều hơn. Đừng sử dụng những từ mang tính sát thương cao như “Vậy à/ừ/uh/uhm…” Những kiểu trả lời như vậy dễ khiến người khác nghĩ là bạn không có hứng thú trò chuyện với họ đấy.


Thảo luận về một mối quan tâm chung

Nếu bạn với họ cùng có một sở thích chung hoặc hoạt động ở cùng một tổ chức, đội nhóm nào đó, hãy biến đó thành một chủ đề để trò chuyện. Bạn có thể chia sẻ một thông tin mới nào đó liên quan đến chủ đề và có thể rủ họ cùng trải nghiệm cùng với bạn.


Lắng nghe chủ động

Đừng tưởng chỉ có trò chuyện trực tiếp mới có thể lắng nghe người đối diện một cách chủ động qua ánh mắt hay hành động nhé. Ngay cả trên tin nhắn bạn cũng có thể làm điều này một cách tinh tế đấy.

  • Hãy trả lời tin nhắn của họ thường xuyên và nếu không thể trả lời ngay được, hãy cho họ biết trước.
  • Tương tác với câu chuyện của họ bằng cách đặt thêm câu hỏi hoặc thả reaction.
  • Nếu có thể hãy ở lại khung chat trong khi trò chuyện với họ để họ thấy bạn luôn ở đó.
  • Chủ động hỏi về cảm nhận của họ trong câu chuyện đó.


Chia sẻ câu chuyện của bạn

Đừng ngại ngùng khi chia sẻ câu chuyện của bản thân để đối phương hiểu về bạn hơn. Nhiều người thường có xu hướng nghĩ rằng đối phương sẽ không hứng thú với câu chuyện của mình, tuy nhiên nếu bạn không mở lòng để chia sẻ thì đối phương cũng không thể hiểu được bạn đấy.

3
6.4k
4 Bình luận

4 bình luận

Rất hữu ích luôn

3 tháng trước
Thích
Trả lời

chia sẻ rất tuyệt vời

3 tháng trước
Thích
Trả lời

chia sẻ nhiều bạn trẻ cần lắm nè

10 tháng trước
Thích
Trả lời

vd cụ thể quá luôn

10 tháng trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!