Em năm nay 25t trước đây em đã có thời gian qhtd với nhiều ng để quên đi nyc và liên tục em muốn có người ở cạnh và e có quen 1 người mới nhưng ko
... Xem thêmCách giảm và điều trị căng thẳng stress
Dạ con là học sinh 18 tuổi dạo gần đây con căng thẳng đầu óc, lo âu nhiều dẫn đến trí nhớ sụt giảm đành phải uống thuốc dưỡng não để duy trì trí nhớ mất ngủ một cách nghiêm trọng con ngày càng ốm đi. Giờ con không biết làm sao nữa mong bác sĩ có thể tư vấn giúp con ạ!?
2 bình luận
Mới nhất
Chào bạn cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi cho chương trình.
Căng thẳng lo âu là cảm giác ai cũng từng trải qua, nó không hẳn là không có lợi, nó thúc đẩy bản thân phát triển, vượt qua những khó khăn của cuộc sống. Tuy nhiên nếu căng thẳng quá mức và kéo dài, nó có thể gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, hay cáu gắt, bất an, ăn uống kém, rối loạn giấc ngủ, tập trung chú ý giảm, trí nhớ giảm.. có thể ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các tình trạng trên, đó thường là áp lực từ gia đình, công việc, học tập, cuộc sống.. xác định nguyên nhân và có cách quản lý phù hợp tránh gây ra lo âu căng thẳng. Em 18 tuổi, có thể ví dụ lo lắng về kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông sắp tới. Có biện pháp có thể giúp giảm căng thẳng như đừng quá nặng về chuyện thi cử, lên kế hoạch và mục tiêu học tập phù hợp, thay đổi, đổi mới phương pháp ôn luyện, phân bố dành thời gian hợp lý, không sa đà vào mạng xã hội... Ngoài ra, trò chuyện, chia sẽ với người thân những gì mình gặp phải, luôn suy nghĩ theo hướng lạc quan tích cực, dành thời gian để thư giãn, giải trí, vui chơi, thể thao, ăn uống khoa học, ngủ đủ giấc... Hoặc đi khám và tư vấn điều trị nếu tình trạng trên kéo dài, ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống, cũng như các biện pháp trên không hiệu quả.
Chúc bạn sức khoẻ.
Xin chào! Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi, rất vui được trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Tôi rất tiếc về tình trạng căng thẳng và lo âu của bạn. Để giảm căng thẳng và điều trị stress, bạn có thể thử những biện pháp sau:Trò chuyện với bạn bè, cố vấn hoặc chuyên viên tâm lý để giải tỏa những suy nghĩ và cảm xúc của bạn.
Tập thể dục để giảm căng thẳng và tăng cường sức khỏe. Bạn có thể thử các bài tập như yoga, thái cực quyền hoặc đi bộ.
Nói chuyện với gia đình và bạn bè về tình trạng của bạn để họ có thể giúp đỡ và hỗ trợ bạn.
Tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ tâm lý hoặc chuyên gia về stress để được tư vấn và điều trị.
Duy trì giấc ngủ đầy đủ và đúng giờ để giúp cơ thể và tinh thần được nghỉ ngơi và phục hồi.
Ăn uống lành mạnh và chăm sóc cơ thể để tăng cường sức khỏe và giảm căng thẳng.
Điều chỉnh tư thế của bạn khi ngồi hoặc làm việc để giảm căng cơ và đau đầu.
Thư giãn bằng cách tập yoga, massage hoặc đến phòng xông hơi để giải tỏa căng thẳng.
Tạo thói quen ngủ tốt bằng cách đi ngủ đúng giờ, tránh sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ và tạo môi trường ngủ thoải mái.
Nếu tình trạng căng thẳng và lo âu của bạn vẫn không giảm sau khi thử những biện pháp trên, bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Chúc bạn sớm khỏe lại và giảm căng thẳng thành công. Nếu bạn còn thắc mắc gì khác, hãy tiếp tục hỏi tôi.
Chuyên mục liên quan