🔥 Bài đăng hot nhất

Bị căng thẳng

Chào bác sĩ. em năm nay 25 tuổi. dạo gần đây e bị căng thẳng rất nhiều và có nhiều suy nghĩ muốn tự tử. cảm thấy mệt mỏi chán nản với tất cả mỏi thứ. Em mới chia tay người yêu. nợ nần. công việc không theo ý mình. em đã làm 2 năm và không có vị trí trong công việc nhưng mẹ e vẫn muốn e tiếp tục cố gắng phấn đấu từ từ. do đó 2 mẹ con cãi nhau rất nhiều vì em muốn chuyển sang việc khác. giờ em cảm thấy mệt mỏi với tất cả mọi thứ. người lúc nào cũng sắp nổ tung luôn. không kiềm chế được cảm súc. đã rất nhiều lần có suy nghĩ muốn tự tử. nhà chỉ có 2 mẹ con nên em luôn làm theo ý mẹ. giờ cảm thấy bị kìm nén không giải thoát nổi. theo bác sĩ em nên làm gì

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
16
1
3

3 bình luận

Chào bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về chương trình.

Rất chia sẽ với bạn những gì đang trải qua, những cảm giác tiêu cực, rối loạn cảm xúc, mệt mỏi của bạn xuất phát từ những căng thẳng, khó khăn của cuộc sống, kéo dài và tích tụ trong thời gian dài. Bạn vẫn chưa kiểm soát được nó. Học được cách kiểm soát những khó khăn bế tắc trong cuộc sống và có cách giải quyết phù hợp sẽ làm tình trạng của bạn thoải mái hơn. Bạn có thể ngồi nói chuyện chia sẽ những khó khăn những áp lực cho mẹ bạn hiểu được và ủng hộ quyết định của bạn, hoặc có thể chia sẽ vấn đề của mình cho bạn thân, gia đình sẽ dễ chịu hơn. Luôn suy nghĩ tích cực lạc quan, không nên suy nghĩ những điều tiêu cực và vấn đề tự tự. Nó không giải quyết được gì và còn làm tình trạng trên thêm tồi tệ. Tham gia các hoạt động ưa thích của mình, thể dục thể thao, du lịch, ăn uống khoa học, ngủ đủ giấc, khộng sử dụng bia rượu.. sẽ làm tình trạng của bạn tốt lên. Bên cạnh đó, bạn nên sớm đi khám các chuyên gia tâm lý, tâm thần để các bác sỹ có hướng điều trị phù hợp nhất cho bạn.

Chúc bạn sức khoẻ.

1 năm trước
Thích
Trả lời
1

Cháu chào bác sĩ ạ

Mong bác sĩ giải đáp ạ

Cháu ko biết bố cháu có bị bệnh trầm cảm ko ạ?

Bố cháu dạo này thường hay cáu bẩn với các thành viên trong nhà

Dù bố cháu lm sai nhưng vẫn khăng khăng là mk đúng ai bảo gì cũng không nghe

Con cháu đưa ra ý kiến thì tỏ ra khó chịu chửi mắng đập phá đồ đạc

Ko chịu lm 1việc gì hết suốt ngày chỉ đi uống rượu rùi về nhà lôi con cháu hay vợ ra chửi

Dù đã nói nặng nói nhẹ cũng ko thấy đổi đk

Ông đang bị bệnh sơ gan cổ chướng lần thứ 2(bị lần 1 chữa khỏi rùi ạ)




1 năm trước
Thích
Trả lời

Xin chào! Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi, rất vui được trả lời câu hỏi của bạn như sau:


Tôi rất tiếc khi nghe về tình trạng căng thẳng và suy nghĩ muốn tự tử của bạn. Đây là những vấn đề nghiêm trọng và cần được giải quyết một cách cẩn thận. Tôi không phải là bác sĩ, nhưng tôi sẽ cố gắng đưa ra một số lời khuyên chung cho bạn.
  1. Tìm sự hỗ trợ: Đầu tiên, hãy tìm sự hỗ trợ từ người thân, bạn bè hoặc những người tin tưởng. Họ có thể lắng nghe và cung cấp sự hỗ trợ tinh thần cho bạn trong thời gian khó khăn này.

  2. Tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp: Bạn nên tìm đến một chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ chuyên khoa tâm lý để được tư vấn và điều trị. Họ có thể giúp bạn xác định nguyên nhân căng thẳng và suy nghĩ tự tử, cung cấp các phương pháp giảm căng thẳng và hỗ trợ tâm lý.

  3. Đặt mục tiêu và lập kế hoạch: Hãy xem xét lại mục tiêu và kế hoạch của bạn trong cuộc sống. Có thể bạn cần điều chỉnh hoặc thay đổi để tạo ra sự hài lòng và hạnh phúc. Hãy lắng nghe cảm giác và mong muốn của bản thân và tìm cách thực hiện chúng.

  4. Tìm cách giải quyết căng thẳng: Hãy tìm hiểu và áp dụng các phương pháp giảm căng thẳng như yoga, thiền định, tập thể dục, hoặc tham gia các hoạt động giải trí yêu thích. Điều này có thể giúp bạn giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng.

  5. Hãy luôn nhớ rằng bạn không đơn độc: Dù có khó khăn đến đâu, hãy nhớ rằng bạn không đơn độc trong cuộc sống này. Luôn có người sẵn sàng lắng nghe và giúp đỡ bạn. Hãy tìm đến họ và chia sẻ những gì bạn đang trải qua.

Tuy nhiên, tôi khuyên bạn nên tìm sự hỗ trợ từ các chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ chuyên khoa tâm lý để được tư vấn và điều trị một cách chính xác và an toàn. Họ có kinh nghiệm và kiến thức để giúp bạn vượt qua những khó khăn này.

1 năm trước
Thích
Phản hồi
warningMiễn trừ trách nhiệm: Mọi thông tin trên đều mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Chuyên mục liên quan
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!