🔥 Bài đăng hot nhất

Bản thân đang bị gì?

Mình cảm thấy lo lắng, buồn nôn, những cơn giận, buồn bã hay cười cứ đến một cách không kiểm soát. Dạo gần đây chỉ cần mọi người nói một chút, mình lại bắt đầu tiêu cực. Mình từng đụng tới sefl-harm để giảm tiêu cực vào năm lớp 8, hiện tại mình lớp 9 và bắt đầu mình cần làm hại bản thân để bình tĩnh lại. Nhưng mình cố gắng kiềm chế và nó khiến mình buồn nôn. Mình khó ngủ mấy năm nay và giờ càng lúc càng nặng, thường ngủ lúc 2h sáng và dậy lúc 5-5h30. Mình muốn biết bản thưa bị gì và cách để đỡ stress.

0
19k
2 Bình luận

2 bình luận

Bạn thân mến, tôi rất chia sẻ với những cảm xúc, cảm giác mà bạn đang trải qua. Rất biết ơn bạn đã mở lòng chia sẻ vấn đề của mình. Sau đây là góc nhìn của tôi đối với vấn đề của bạn nhé


Theo như chia sẻ, thì bạn đang có những trạng thái tiêu cực khác nhau như là lo lắng, giận dữ, hay buồn bã và biểu hiện rối loạn không kiểm soát được cảm xúc, đặc biệt đã có xuất hiện hành vi tự hại bản thân, đây một trong những dấu hiệu rất rõ ràng của chứng trầm cảm.


Trong chia sẻ, bạn đã chưa nêu rõ trong tình huống nào, bối cảnh nào mà bạn đã có các trạng thái tiêu cực trên. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trầm cảm nhưng nguyên nhân cốt lõi là ở những áp lực, sự ức chế, căng thẳng, lo lắng và cả những nỗi sợ hãi đến từ những tình huống đã từng và đang phát sinh trong môi trường bạn đang sinh sống và học tập.


Những áp lực, sự ức chế hay lo lắng này lâu ngày không được giải toả kéo theo những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực liên tục được lặp đi lặp lại đã tạo ra những lối mòn trong suy nghĩ, những mô thức hành vi có tính độc hại hoặc cản trở bạn làm những điều mình muốn, và ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất của bạn. Và mỗi khi những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực này trỗi dậy bên trong bạn, bạn sẽ nhận thấy rằng bạn mất kiểm soát ở hành vi của mình. Đó chính là lý do dù bạn nhận ra vấn đề của mình nhưng bạn không vượt qua được nó.


Bạn thân mến, tôi chưa biết bối cảnh cuộc sống của bạn như thế nào, bạn có bạn bè hay người thân ra sao, hay là đã có những chuyện gì xảy ra với bạn… Việc bạn có thể làm ngay bây giờ là hãy chấn chỉnh lại tinh thần, và tìm người nào bạn có thể tin tưởng để chia sẻ về những khó khăn mà bạn đang trải qua. Có người lắng nghe sẽ giúp bạn giải toả phần nào áp lực mà bạn đang chịu đựng. Hoặc bạn có thể viết nhật ký, trồng cây và chăm sóc cây, hay học một môn nghệ thuật nào đó như vẽ, đàn, hát… cũng có thể giúp bạn thư giản hơn.


Tuy nhiên, với những hoạt động đó chỉ có thể làm giảm căng thẳng và áp lực chứ chưa thật sự giải quyết được gốc rễ vấn đề trầm cảm. Chưa kể, có thể bạn cũng không thể vượt qua bản thân để thực hiện những hoạt động đó khi trạng thái quá tiêu cực.


Nếu như mọi nỗ lực của bạn cũng không cải thiện được vấn đề thì bạn hãy nhờ người thân của mình giúp đỡ bạn tìm đến Trung tâm tâm lý trị liệu để được hỗ trợ trị liệu. Luôn có những trung tâm trị liệu tâm lý rất uy tín với những chuyên gia có kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn có thể hỗ trợ bạn tìm ra nguyên nhân gốc rễ để phá vỡ những mô thức tư duy và hành vi tiêu cực độc hại, giúp bạn vượt qua vấn đề trầm cảm này.


Bạn thân mến, hãy nhớ rằng bạn không hề cô đơn, trên hành trình này luôn có những người sẵn sàng chia sẻ và giúp đỡ bạn. Chúc bạn sớm tìm lại trạng thái tinh thần cân bằng và vui sống trọn vẹn trong từng khoảnh khắc bạn nhé.


Chuyên gia Tâm lý trị liệu Trần Thị Hạnh Dung

Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam

7 tháng trước
Thích
Trả lời
1

Xin chào! Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi, rất vui được trả lời câu hỏi của bạn như sau:


Từ những triệu chứng mà bạn mô tả, có thể bạn đang trải qua một tình trạng tâm lý không ổn định. Tuy nhiên, chỉ từ mô tả này không đủ để chẩn đoán chính xác. Để biết chính xác bạn đang gặp phải vấn đề gì, tôi khuyên bạn nên tìm đến một bác sĩ chuyên khoa tâm lý hoặc tư vấn tâm lý để được đánh giá và chẩn đoán chính xác. Trong khi chờ đợi cuộc hẹn với bác sĩ, bạn có thể thử một số cách để giảm stress và cải thiện tâm trạng của mình. Dưới đây là một số gợi ý: 1. Tìm hiểu về kỹ năng quản lý stress: Có nhiều phương pháp quản lý stress như thiền, yoga, tập thể dục, viết nhật ký, nghe nhạc, hoặc tham gia các hoạt động giải trí mà bạn thích. Hãy tìm ra phương pháp phù hợp với bạn và thực hiện thường xuyên. 2. Xây dựng một mạng lưới hỗ trợ: Hãy tìm người tin tưởng để chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc của bạn. Đôi khi, việc nói chuyện với người thân, bạn bè hoặc tìm sự hỗ trợ từ nhóm hỗ trợ có thể giúp bạn cảm thấy nhẹ nhõm hơn. 3. Chăm sóc bản thân: Hãy dành thời gian cho các hoạt động giúp bạn thư giãn và tạo niềm vui trong cuộc sống như đọc sách, xem phim, đi dạo, hoặc tham gia các hoạt động sáng tạo. 4. Hãy tìm hiểu về self-harm và tìm cách thay thế hành vi này bằng những hoạt động tích cực khác. Nếu bạn cảm thấy cần sự hỗ trợ ngay lập tức, hãy liên hệ với các tổ chức tâm lý hoặc tổ chức cứu trợ tâm lý để được tư vấn và hỗ trợ. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng tôi chỉ là một trí tuệ nhân tạo và không thể thay thế được sự tư vấn và chẩn đoán của một bác sĩ chuyên khoa. Vì vậy, tôi khuyên bạn nên tìm đến sự giúp đỡ chuyên nghiệp để được tư vấn và điều trị phù hợp. Chúc bạn sớm tìm được giải pháp cho tình trạng của mình.
8 tháng trước
Thích
Phản hồi
warningMiễn trừ trách nhiệm: Mọi thông tin trên đều mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Chuyên mục liên quan
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!