Hiện tượng đau ngực là một trong những tình trạng phổ biến nhưng nguyên nhân và tính chất cơn đau ở mỗi người sẽ không giống nhau. Vậy đau ngực là bệnh gì, những ai có nguy cơ thường xuyên bị đau tức ngực?
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Ngô Võ Ngọc Hương · Tim mạch · Bệnh viện Nhân dân 115
Hiện tượng đau ngực là một trong những tình trạng phổ biến nhưng nguyên nhân và tính chất cơn đau ở mỗi người sẽ không giống nhau. Vậy đau ngực là bệnh gì, những ai có nguy cơ thường xuyên bị đau tức ngực?
Trong hầu hết trường hợp, đau ngực có thể cảnh báo một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng đang diễn ra. Do đó, bạn nên sớm kiểm tra để xác định nguyên nhân gây đau ngực nhằm có biện pháp chữa trị thích hợp. Đồng thời hạn chế phát sinh biến chứng đau tức ngực nguy hiểm hơn. Vậy đau ngực là bị gì? Mời bạn tham khảo bài viết sau dây.
Một người bị đau ngực thường có cảm giác lồng ngực bị bóp chặt, chèn ép hoặc nóng rát. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể có những triệu chứng kèm theo như:
Bác sĩ khuyến cáo người bệnh khi bị đau ngực thì nên mau chóng đến bệnh viện để được kiểm tra, thậm chí là cấp cứu nếu cơ thể có bất kỳ dấu hiệu nào như sau:
Bên cạnh đó, khi cơn đau tức giữa ngực đột ngột phát sinh không rõ nguyên nhân, người bệnh cần nhanh chóng tham khảo ý kiến bác sĩ. Vì cơ địa mỗi người là khác nhau, nên việc tham vấn y khoa có thể giúp bạn lựa chọn giải pháp ứng phó phù hợp nhất.
Bị đau ngực là bệnh gì? Hiện tượng đau ngực liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Các bệnh lý này được phân loại thành 4 nhóm chính gồm:
Trong phần lớn các trường hợp, những cơn đau tức ngực có mối liên hệ mật thiết với các bệnh về tim, như:
>>> Bạn có thể quan tâm: Bóc tách động mạch chủ là gì: Triệu chứng, Nguyên nhân và Cách điều trị hiệu quả
Bên cạnh triệu chứng bị nhói tim, những vấn đề phát sinh ở hệ hô hấp, chủ yếu là phổi, cũng có khả năng gây đau ở lồng ngực. Các bệnh lý này có thể gồm:
Ban đầu, bạn sẽ đau nhói giữa ức và cơn đau nhanh chóng mở rộng sang một hoặc cả hai bên. Ngoài ra, tình trạng này cũng thường sẽ đi kèm với một số biểu hiện phổ biến khác như tim nhanh, khó thở, ho khan hay ho khạc đàm, ho ra máu, sốt, ớn lạnh…
Căng cơ hoặc viêm gân cơ quanh xương sườn, viêm dây thần kinh liên sườn rất dễ xảy ra các tình trạng đau tức ngực dai dẳng. Ngoài ra, sự hiện diện của cơn đau tại đây còn có khả năng đến từ vấn đề ở xương sườn, bao gồm cả nứt và gãy xương.
Mặt khác, tình trạng đau nhói ngực phải do viêm khớp sụn sườn và đau do bệnh lý tim mạch có phần tương đồng nên dễ bị nhầm lẫn. Vì vậy, dù nhức ngực là hiện tượng gì đi nữa, người bệnh vẫn nên sớm đến bệnh viện kiểm tra nhằm hạn chế phát sinh biến chứng ngoài ý muốn.
>>> Bạn có thể quan tâm: Tìm hiểu về các bệnh cơ xương khớp thường gặp
Thông thường, những vấn đề sức khỏe ở cơ quan tiêu hóa chỉ gây đau ở bụng. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển nghiêm trọng, phạm vi đau có thể mở rộng đến cả đau lồng ngực. Trong đó, viêm loét dạ dày là tình trạng phổ biến nhất. Bên cạnh đó, những thương tổn ở thực quản vẫn có khả năng gây đau tức ngực, ví dụ như:
Đôi khi, cảm giác bị đau ngực còn bắt nguồn từ bệnh zona thần kinh (giời leo). Trong trường hợp này, cơn đau có thể xuất hiện dọc theo một bên ngực hoặc lưng theo chi phối của sợi thần kinh trước khi người bệnh phát ban.
Mặt khác, sự xuất hiện đột ngột của các cơn hoảng loạn (panic attack) cũng dễ kéo theo hàng loạt triệu chứng khó chịu như đau ngực, đau bụng, tăng nhịp tim, ớn lạnh, run rẩy, hụt hơi…
>>> Bạn có thể quan tâm: 8 dấu hiệu đau tim trước 1 tháng bạn nên lưu ý
Tất cả mọi người đều có nguy cơ bị đau ngực, đặc biệt là người cao tuổi và những người có lối sống không lành mạnh như hút thuốc lá, ăn uống thiếu chất dinh dưỡng… Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể mà cả cuộc sống của người bệnh cũng phải gánh chịu tác động nặng nề về lâu dài. Vì thế, nếu bạn gặp các triệu chứng đau ngực kể trên, thì nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để có hướng điều trị phù hợp nhất.
Trước tiên, các chuyên gia sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng quát, đồng thời đặt câu hỏi nhằm ghi nhận các đặc điểm chi tiết về những cơn đau ở vùng ngực mà bạn gặp phải. Chẳng hạn như hoàn cảnh khởi phát, vị trí đau ở ngực, cường độ đau tức ngực, thời gian kéo dài, cũng như các yếu tố tăng, giảm đau ngực … Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm y khoa để hỗ trợ chẩn đoán đau ngực là hiện tượng gì, chẳng hạn như:
>>> Bạn có thể quan tâm: Khó thở về đêm là bệnh gì? Nguyên nhân và cách khắc phục
Tùy vào nguyên nhân khiến bạn bị đau ngực trên hệ cơ quan nào, mà bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị khác nhau cho từng trường hợp. Trong đó, những chỉ định thường gặp nhất để cải thiện tình trạng nhức ngực là:
Trong trường hợp này, các chuyên gia thường chỉ định người bệnh dùng:
Aspirin
Loại thuốc trên có khả năng nhanh chóng đẩy lui triệu chứng đau nhức, thường dành cho tình trạng ngực đau liên quan đến bệnh lý mạch vành. Bằng cách chống kết tập tiểu cầu, aspirin làm hạn chế kích thước cục máu đông, cải thiện tình trạng tắc nghẽn, giúp máu lưu thông trở lại trong mạch vành. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng aspirin có nguy cơ gây tác dụng phụ (tổn thương dạ dày, gan, thận…) nếu dùng quá liều. Do đó, hãy đảm bảo luôn tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ khi uống thuốc.
Thuốc giãn mạch
Nitroglycerin được dùng theo cách ngậm dưới lưỡi, mang lại hiệu quả làm giãn nở mạch vành, từ đó giúp máu có thể lưu thông dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, các loại thuốc điều trị tăng huyết áp cũng có tác dụng giãn mạch máu.
Thuốc tiêu sợi huyết
Trong trường hợp hiện tượng đau ngực do nhồi máu cơ tim, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng thuốc tiêu sợi huyết với mục đích làm tan cục máu đông gây tắc nghẽn mạch vành, giúp tái lưu thông mạch vành một cách nhanh chóng.
Thuốc kháng đông
Nhóm thuốc này có tác dụng ngăn chặn sự hình thành hoặc phát triển của huyết khối (cục máu đông) trong động mạch tim hoặc phổi.
Thuốc ức chế tiết axit trong dịch vị
Đối với tình trạng đau do trào ngược axit dạ dày thực quản, người bệnh sẽ được chỉ định uống một vài loại thuốc làm giảm nồng độ axit trong dạ dày, chẳng hạn như thuốc ức chế bơm proton (PPIs) hay antacid (trung hòa axit)…
Thuốc chống trầm cảm
Nếu nguyên nhân gây đau ngực đến từ cơn hoảng loạn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống trầm cảm nhằm hỗ trợ người bệnh kiểm soát triệu chứng đang diễn ra.
Trong trường hợp hiện tượng đau nhức diễn tiến nặng hơn mà không đáp ứng với các biện pháp điều trị bảo tồn, người bệnh có thể được chỉ định can thiệp ngoại khoa kết hợp. Những hình thức này bao gồm:
Can thiệp đau ngực do tắc nghẽn động mạch vành
Thủ thuật y tế này chủ yếu dùng cho trường hợp đau thắt ngực do tắc nghẽn động mạch tim. Bác sĩ sẽ chèn ống nhỏ vào trong động mạch lớn ở đùi đi đến đoạn mạch bị tắc nghẽn, từ đó nới rộng động mạch vành đang bị tắc hẹp bằng cách bơm phồng quả bóng ở đầu ống thông. Để duy trì hiệu quả này, một đoạn lưới nhỏ, bằng kim loại, gọi là stent, cũng sẽ được đặt lại nhằm ngăn chặn động mạch vành tái hẹp.
Đối với phẫu thuật bắc cầu động mạch vành, bác sĩ sẽ tạo một đoạn mạch mới giúp lưu lượng máu lưu thông vượt qua đoạn mạch bị tắc nghẽn bằng cách sử dụng một nhánh mạch khác trong cơ thể, như động mạch ngực trong hay tĩnh mạch ở chân.
Phẫu thuật sửa chữa động mạch chủ bị bóc tách
Loại phẫu thuật này đặc biệt quan trọng với người mắc phải chứng bệnh bóc tách động mạch chủ. Đây là tình trạng sức khỏe nguy hiểm, có nguy cơ gây vỡ động mạch chủ và trực tiếp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện để cứu chữa kịp lúc.
>>> Bạn có thể quan tâm: Những cơn đau ngực tiết lộ điều gì?
Nhìn chung, tình trạng đau ngực có thể được phòng ngừa bằng cách cải thiện lối sống hàng ngày. Sự thay đổi này có thể bắt đầu từ:
Qua bài viết trên, Hello Bacsi đã giúp bạn giải đáp câu hỏi: “Tức ngực là bệnh gì?”, cũng như các biện pháp giúp chẩn đoán hiện tượng đau ngực xuất phát từ đâu. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!