Điều trị tình trạng bị nhói tim

Nhồi máu cơ tim là tình trạng cần được chăm sóc y tế khẩn cấp. Bác sĩ có thể sử dụng phương pháp nong động mạch và đặt giá đỡ (đặt stent) để tái lưu thông máu cho động mạch vành – động mạch nuôi tim. Nếu tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng thì phẫu thuật bắc cầu động mạch vành có thể cần thiết.
Tuy nhiên, tại những nơi không có trung tâm can thiệp nội mạch, bác sĩ cũng có thể sử dụng thuốc để làm tan cục máu đông trong động mạch nhằm tái lưu thông máu đến mô tim. Để hiệu quả hơn, các loại thuốc này phải được tiêm tĩnh mạch trong vòng 6 tiếng kể từ khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng nhồi máu cơ tim. Ngoài ra, việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ khác cũng cần thiết với thuốc kháng tiểu cầu, ổn định huyết áp, giảm mỡ máu, đường huyết…
Ngoài nhồi máu cơ tim, tình trạng thỉnh thoảng đau nhói ở tim vẫn có thể là dấu hiệu cho thấy hệ tim mạch của bạn đang chịu một áp lực hoặc tổn thương nhất định. Nhói tim nên làm gì? Lúc này, bạn cần đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân khiến tim hay bị nhói và đưa ra phương án can thiệp y tế kịp thời.
Thông thường, trong quá trình chẩn đoán, bác sĩ sẽ khai thác bệnh sử của người bệnh. Sau đó, bác sĩ tiếp tục tìm hiểu tiền sử bệnh cá nhân, gia đình rồi chỉ định khám lâm sàng và làm một số xét nghiệm cần thiết.
Lựa chọn cách điều trị tình trạng bị nhói tim phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu bạn đã được chẩn đoán nguyên nhân chính xác, hãy tuân thủ theo đúng chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa.
Làm gì khi bị đau nhói tim? Người bệnh không nên coi thường triệu chứng tự nhiên bị đau nhói tim mà lơ là việc chữa trị trong giai đoạn đầu. Nếu tim đau nhói là triệu chứng của nhồi máu cơ tim, bóc tách động mạch hoặc viêm màng ngoài tim, tính mạng người bệnh có thể bị đe dọa nếu không được điều trị đúng cách và tích cực kịp thời.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!