backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Nấm tai: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Dung Nguyễn · Ngày cập nhật: 30/09/2022

    Nấm tai: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả

    Nấm tai là căn bệnh tai mũi họng thường gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và có thể dẫn đến suy giảm thính giác. Vì vậy, cần hiểu rõ nấm tai là gì, cách nhận biết các triệu chứng để có biện pháp điều trị phù hợp.

    Bệnh có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau, bao gồm sử dụng thuốc và điều trị tại nhà. Đọc ngay bài viết sau để hiểu rõ hơn về bệnh và cách điều trị hiệu quả nhé!

    Bệnh nấm tai là gì? Đối tượng nào dễ bị bệnh?

    Nấm tai là một bệnh nhiễm trùng do sự phát triển của các loại nấm trong tai. Đôi khi, nấm cũng xuất hiện bên ngoài và vành, gọi là nấm vành tai và nấm tai ngoài. Bệnh có thể ảnh hưởng đến một hoặc đôi khi cả hai tai. Người bị nấm tai ngoài thường có biểu hiện viêm, khô da và tiết dịch có mùi hôi trong ống tai.

    Đối tượng thường bị nấm ở tai là những người sống tại các vùng khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm như Việt Nam. Ngoài ra, một số trường hợp có nguy cơ bị nấm tai cao hơn, bao gồm:

    • Những người thường xuyên bơi lội hoặc tham gia các môn thể thao dưới nước
    • Người mắc bệnh mãn tính về da
    • Bệnh nhân bị tiểu đường
    • Người hay đi lấy ráy tai, ngoáy tai ở tiệm cắt tóc

    Triệu chứng của bệnh nấm tai

    triẹu chứng tai bị nấm

    Một số dấu hiệu nấm tai bản như:

    Trong các dấu hiệu trên, tai chảy dịch là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh này. Dịch chảy từ tai có thể có nhiều màu sắc khác nhau như trắng, vàng, xanh, xám, thậm chí là màu đen.

    Nguyên nhân bệnh nấm tai

    Có khoảng 60 loại nấm có thể gây ra căn bệnh nhiễm trùng này. Trong số đó, phổ biến nhất là Aspergillus và Candida. Bệnh nấm tai ở người phổ biến ở vùng nhiệt đới và nơi có khí hậu ấm áp. Nấm cần độ ẩm và nhiệt độ để phát triển, do đó căn bệnh này đặc biệt phổ biến vào mùa hè. Ngoài ra, trong một số trường hợp, nấm sẽ kết hợp với vi khuẩn khiến tình trạng nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng hơn.

    Bơi lội trong môi trường nước bẩn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nấm tai. Ngoài ra, những người có hệ thống miễn dịch yếu, từng bị chấn thương ở tai, mắc bệnh chàm hoặc các vấn đề da mãn tính khác cũng có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này.

    Có thể bạn quan tâm: 4 nguyên nhân gây ngứa họng ngứa tai cần lưu ý

    Chẩn đoán như thế nào?

    chẩn đoán bệnh nấm tai

    Nếu cảm thấy đau và chảy mủ ở một hoặc cả hai bên tai, bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra. Bạn có thể cần uống thuốc để điều trị bệnh, do đó việc chẩn đoán chính xác là rất cần thiết.

    Thông thường, bác sĩ sẽ xem xét bệnh sử của bạn và thực hiện một số bước kiểm tra thể chất. Họ có thể sử dụng ống soi tai để kiểm tra màng nhĩ và ống tai của bạn. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể lấy dịch tụ trong tai bạn để tiến hành các xét nghiệm dưới kính hiển vi. Điều này giúp họ đưa ra những kết luận chính xác về tình trạng bệnh của bạn.

    Điều trị bệnh nấm tai 

    Có khá nhiều phương pháp điều trị bệnh. Sau khi chẩn đoán, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách điều trị phù hợp nhất. Các phương pháp chữa bệnh bao gồm:

    1. Vệ sinh tai

    Vệ sinh tai sẽ giúp làm sạch và loại bỏ sự tích tụ dịch bên trong tai. Bác sĩ có thể dùng dung dịch rửa tai hoặc các phương pháp khác để làm sạch tai của bạn. Bạn không nên tự làm sạch tai tại nhà bằng tăm bông hay các dụng cụ khác. Nguyên nhân là vì những dụng cụ này có thể làm tổn thương tai nếu được đưa vào quá sâu bên trong tai. Tăm bông và băng gạc chỉ nên được sử dụng để làm sạch bên ngoài, thường dùng cho nấm tai ngoài hoặc nấm vành tai.

    Có thể bạn quan tâm: Mách nhỏ các bí quyết giúp bạn làm sạch tai an toàn

    2. Sử dụng thuốc nhỏ trị nấm tai 

    Các loại thuốc nhỏ tai trị nấm chứa clotrimazole và fluconazole có thể được dùng để điều trị bệnh. Ngoài ra, axit axetic cũng là một lựa chọn điều trị khá phổ biến. Sử dụng loại thuốc nhỏ tai axit axetic 2% trong khoảng 1 tuần có thể giúp giảm các triệu chứng. Ngoài axit axetic, thuốc nhỏ tai acetate nhôm 5% cũng mang đến những hiệu quả tương tự. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn nên sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

    thuốc nhỏ trị nấm tai

    3. Thuốc chữa nấm tai đường uống

    Có nhiều loại thuốc điều trị căn bệnh này tương ứng với nhiều trường hợp khác nhau. Đối với loại nấm Aspergillus có thể kháng lại thuốc nhỏ thông thường: bác sĩ có thể chỉ định thuốc uống như itraconazole (Sporanox).

    Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc trị nấm tai không kê đơn như thuốc chống viêm không steroid hoặc acetaminophen (Tylenol) để giảm đau.

    4. Thuốc bôi nấm tai

    Nếu bạn bị nấm tai ngoài, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc bôi nấm tai. Các loại thuốc này thường được điều chế dưới dạng thuốc mỡ hoặc kem để điều trị bệnh nấm tai ngoài, nấm vành tai.

    5. Cách chữa nấm tai tại nhà

    Một số biện pháp trị nấm tai tại nhà có thể giúp chữa bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, trước khi áp dụng, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Hydrogen peroxide pha loãng có thể làm giảm tình trạng tắc nghẽn tai do tích tụ dịch và ráy tai. Các loại thuốc không kê đơn chứa carbamide peroxide cũng có tác dụng tương tự.

    Sau khi bơi, bạn có thể dùng các loại dung dịch nhỏ tai không kê đơn để làm sạch tai. Đội mũ bơi hoặc sử dụng nút bịt tai khi bơi sẽ giúp giảm tình trạng nước vào tai. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng máy sấy tóc để làm khô tai sau khi tắm hoặc bơi. Tuy nhiên, khi dùng máy sấy, bạn nên bật nhiệt độ vừa phải và tránh đặt máy quá gần tai.

    Những vấn đề cần lưu ý khi chữa bệnh nấm tai

    Phần lớn các trường hợp bị bệnh đều được điều trị dứt điểm bằng thuốc trị nấm. Tuy nhiên, một số người không đáp ứng với các phương pháp điều trị này, khiến bệnh trở thành tình trạng mãn tính. Trong trường hợp này, người bệnh cần được theo dõi và điều trị tại bệnh viện.

    Nếu bạn bị tiểu đường, suy yếu hệ miễn dịch hoặc các vấn đề sức khỏe mãn tính khác, bạn cần kiểm soát chặt chẽ các tình trạng này. Ngoài ra, điều trị các căn bệnh về da mãn tính như bệnh chàm cũng cực kỳ quan trọng.

    Sau khi điều trị, bạn cần tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, bởi nó có thể tạo điều kiện cho bệnh quay trở lại.

    Cách phòng ngừa

    Để ngăn ngừa bệnh, bạn có thể thực hiện một số mẹo nhỏ sau:

    • Tránh để nước vào tai khi bơi lội hoặc lướt sóng
    • Lau khô tai sau khi tắm
    • Không vệ sinh tai bằng bông gòn
    • Tránh làm trầy xước phần da bên ngoài và bên trong tai
    • Sử dụng thuốc nhỏ tai axit axetic sau khi lấy nước ra khỏi tai

    Dung Nguyễn / HELLO BACSI

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Dung Nguyễn · Ngày cập nhật: 30/09/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo