Bạn cần đi khám ngay khi có các triệu chứng dị ứng thuốc. Nếu bị dị ứng, bạn phải ngừng sử dụng loại thuốc đó. Nếu dị ứng thuốc gây ra sốc phản vệ, bạn cần gọi khẩn cấp vào số 115 hoặc đến phòng cấp cứu của bệnh viện gần nhất ngay lập tức.
4. Cảm lạnh

Bạn vẫn còn thắc mắc là ngoài 3 nguyên nhân kể trên thì ngứa vòm họng ngứa tai là bệnh gì? Theo các chuyên gia sức khỏe, cảm lạnh cũng là một trong những nguyên nhân gây ngứa họng ngứa tai phổ biến. Hầu hết người trưởng thành đều bị cảm lạnh từ 2 đến 3 lần mỗi năm, với triệu chứng điển hình là hắt hơi, sổ mũi.
Các loại virus gây cảm lạnh thường lây lan khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Cảm lạnh không phải là một vấn đề nghiêm trọng nhưng chúng gây phiền nhiễu cho người bệnh. Chúng thường kéo dài một vài ngày với các triệu chứng sau:
- Sổ mũi
- Ho
- Hắt xì
- Đau họng
- Nhức mỏi cơ thể
- Đau đầu.
Cách điều trị triệu chứng ngứa họng và ngứa tai
Mỗi khi bị ngứa họng ngứa tai phải làm sao hay ngứa họng ngứa tai là bệnh gì, điều trị thế nào? Theo các chuyên gia sức khỏe, nếu ngứa họng ngứa tai là do cảm lạnh, bạn có thể tự điều trị các triệu chứng cảm lạnh và dị ứng mức độ nhẹ bằng thuốc giảm đau không kê đơn (OTC), thuốc thông mũi và thuốc chống dị ứng. Để giảm ngứa, bạn cũng nên thử dùng thuốc kháng histamine dạng uống hoặc kem bôi.
Một số loại thuốc kháng histamine phổ biến bao gồm:
Nếu các triệu chứng ngứa tai và ngứa họng kéo dài hoặc có xu hướng nghiêm trọng hơn, hãy đi khám để được chẩn đoán và tư vấn cách điều trị.
Dưới đây là các phương pháp điều trị theo từng nguyên nhân gây ngứa họng và ngứa tai mà bạn có thể tham khảo:
1. Viêm mũi dị ứng

Bị viêm mũi dị ứng gây ngứa họng ngứa tai phải làm sao? Trong trường hợp này, bạn có thể kiểm soát triệu chứng ngứa họng ngứa tai và các triệu chứng dị ứng khác bằng cách sử dụng thuốc thông mũi không kê đơn, chẳng hạn như pseudoephedrine (Sudafed) hoặc thuốc kháng histamine như loratadine (Zyrtec). Những loại thuốc này có cả dạng viên, dạng thuốc nhỏ mắt và thuốc xịt mũi.
Để hạn chế các tác nhân gây dị ứng, bạn nên thực hiện các biện pháp sau:
- Ở trong nhà khi lượng phấn hoa bên ngoài cao. Đóng cửa sổ và bật điều hòa không khí.
- Không hút thuốc lá và tránh xa bất cứ ai đang hút thuốc.
- Không cho phép thú cưng vào phòng ngủ.
- Giữ độ ẩm trong nhà ở mức dưới 50% để ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc. Làm sạch những nơi có xuất hiện nấm mốc bằng hỗn hợp nước và thuốc tẩy clo.
- Sử dụng loại tấm phủ giường chống mạt bụi.
- Giặt drap trải giường, mền và các loại khăn khác trong nước nóng trên 60ºC.
- Hút bụi đồ nội thất, thảm và rèm cửa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!