Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán bệnh?
Bác sĩ sẽ kiểm tra lâm sàng tình trạng bàn chân và mức độ cơn đau, khoảng thời gian mà người bệnh đã đi hay đứng, loại giày sử dụng cũng như bệnh sử chi tiết của người bệnh.
Người bệnh sẽ được kiểm tra các cơ trên chân bắt đầu từ đầu gối, tìm những bất thường hoặc thay đổi trên da. Bác sĩ có thể nắn bóp gót chân để phát hiện các vấn đề về thần kinh, u nang hoặc tình trạng gãy xương do mỏi. Trong một số trường hợp, người bệnh vẫn cần xét nghiệm máu hoặc các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác, chẳng hạn như chụp X-quang.
Viêm cân gan chân là loại đau gót chân phổ biến nhất, nhưng còn nhiều nguyên nhân khác có thể gây ra tình trạng này. Chẩn đoán chính xác sẽ giúp việc điều trị mang lại nhiều hiệu quả.
>>> Bạn có thể quan tâm: Chứng gai gót chân và những câu hỏi thường gặp
Những phương pháp nào giúp điều trị đau gót chân?

Người bệnh có thể thử các phương pháp trị đau gót chân tại nhà để giảm bớt sự khó chịu, chẳng hạn như:
- Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Tránh chạy hoặc đứng trong thời gian dài, đi bộ trên bề mặt cứng và bất kỳ hoạt động nào có thể làm căng cơ gót chân.
- Chườm đá. Chữa đau gót chân bằng cách chườm đá (không đặt đá trực tiếp lên da) vào gót chân đau trong 10–15 phút, 2 lần một ngày.
- Dùng thuốc giảm đau không kê đơn.
- Mang giày đúng kích cỡ, có đệm lót chân. Nếu tập luyện một bộ môn thể thao, cần lựa chọn dòng giày dành riêng cho hoạt động đó.
- Các bài tập duỗi cơ cẳng chân. Thực hiện các bài tập này sẽ giúp giảm tình trạng đau gót chân mỗi sáng.
Người bệnh nên đi khám nếu tình trạng đau kéo dài liên tục trong hơn một tuần, không có dấu hiệu cải thiện dù đã áp dụng nhiều biện pháp tại nhà để giảm đau, hay khi cơn đau xảy ra ngay cả khi nằm, ngồi. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện vật lý trị liệu, giúp tăng cường độ bền cơ bắp và gân bàn chân, giảm tỷ lệ chấn thương. Vậy đau gót chân uống thuốc gì? Nếu cơn đau quá nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê các loại thuốc chống viêm bằng đường tiêm vào chân hoặc uống.
Trong những trường hợp hiếm hơn, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để khắc phục vấn đề. Tuy nhiên, phẫu thuật gót chân thường đòi hỏi thời gian phục hồi lâu và có thể không phải lúc nào cũng hiệu quả.
Phòng ngừa
Những biện pháp nào giúp phòng ngừa đau gót chân?
Mặc dù không thể ngăn ngừa tất cả các trường hợp trên nhưng bạn vẫn có thể thực hiện một số cách đơn giản để tránh chấn thương ở gót chân và ngăn cơn đau xuất hiện, chẳng hạn như:
- Mang giày vừa vặn và có đệm lót chân, hạn chế đi chân trần nếu phải đi bộ lâu
- Mang giày phù hợp nếu cần vận động thể chất
- Khởi động với các bài tập giãn cơ trước khi vận động thể chất
- Giữ nhịp độ phù hợp trong quá trình vận động thể chất
- Nghỉ ngơi nếu cảm thấy mệt hoặc khi đau nhức cơ bắp
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh.
>>> Bạn có thể quan tâm: Mách nàng tuyệt chiêu tránh đau chân khi đi giày cao gót
Bài viết trên đây đã chia sẻ đến bạn triệu chứng, nguyên nhân bệnh đau gót chân và cách chữa trị. Hy vọng rằng có thể giúp bạn hiểu thêm về tình trạng bệnh mà mình đang mắc phải, từ đó đưa ra cách xử lý phù hợp. Hoặc nếu bạn vẫn chưa thể xác định nguyên nhân vấn đề, bạn nên thăm khám các bác sĩ có tay nghề chuyên môn để được điều trị hiệu quả.
Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!