Lá lốt là một trong những thảo dược quen thuộc để điều trị các bệnh lý về cơ xương khớp. Trong thành phần lá lốt chứa nhiều tinh dầu với công dụng kháng viêm, kháng khuẩn và giảm đau tự nhiên.
Cách chữa đau gót chân dân gian bằng nguyên liệu lá lốt cụ thể như sau:
- Uống: Chuẩn bị khoảng 15-30g lá lốt, rửa sạch và sắc kỹ với 300ml nước trong 15 phút. Lọc bỏ bã và chia thuốc ra uống 2 lần trong ngày.
- Đắp: Chuẩn bị 30g lá lốt, 25g ngải cứu, 25g hy thiêm, giã nát với một ít muối. Bỏ hỗn hợp thu được vào túi vải mỏng, dùng chườm lên gót chân 2 lần mỗi ngày.
Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về công dụng của lá lốt trong việc giảm đau nhức xương khớp qua bài viết sau đây: Hỏi đáp bác sĩ: Lá lốt nấu nước uống trị bệnh gì? Có giúp giảm đau nhức xương khớp không?
Cách chữa đau gót chân bằng cây xương rồng
Cây xương rồng với tác dụng làm giảm co thắt cơ, tiêu viêm, giảm đau nhức nên thường được ứng dụng để chữa trị các bệnh về cơ xương khớp trong dân gian. Dùng xương rồng làm thuốc đắp bên ngoài cũng là một trong những cách chữa đau gót chân dân gian hiệu nghiệm. Ngoài ra, hoạt chất trong xương rồng còn được cho là có khả năng thúc đẩy chữa lành vết thương cơ gân, cơ, mô mềm xung quanh gai gót chân.
Cách dùng xương rồng chữa đau gót chân:
- Chuẩn bị 1-2 nhánh xương rồng bẹ hoặc xương rồng 3 chia.
- Dùng dao loại bỏ phần gai, rửa sạch bằng nước muối, vớt ra để ráo.
- Nướng xương rồng cho mềm.
- Để nguội, đắp vào gót chân, băng cố định lại và giữ qua đêm.
- Nên thực hiện mỗi ngày 1 lần trước khi đi ngủ, liên tục 7 ngày.
Cách chữa đau gót chân dân gian bằng tỏi
Cách chữa đau gót chân bằng tỏi được áp dụng nhờ vào thành phần kháng sinh tự nhiên của loại gia vị này như phytoxin và glycogen. Tỏi có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, chữa lành vết thương mô mềm, nhờ đó giúp làm xoa dịu cơn đau gót chân.
Cách chữa đau gót chân dân gian với tỏi:
- Chuẩn bị 500g tỏi, 1 lít rượu trắng ngon và bình thủy tinh thể tích vừa đủ để ngâm rượu.
- Lột sạch và bào mỏng (hoặc giã nát) từng tép tỏi.
- Cho tỏi đã sơ chế vào bình thủy tinh và đổ rượu ngập mặt tỏi.
- Đậy kín nắp, đặt bình rượu tỏi ở nơi thoáng mát đến khi rượu chuyển màu vàng nghệ là dùng được.
- Bạn có thể dùng rượu này để uống, mỗi lần một ly nhỏ, 2 lần một ngày; kết hợp xoa bóp gót chân.
Chữa đau nhức gót chân tại nhà với cây đinh lăng

Cây đinh lăng mang lại nhiều tác dụng đáng kể cho sức khỏe, trong đó có giảm đau gót chân. Cách chữa đau gót chân dân gian với cây đinh lăng được lưu truyền rộng rãi. Dựa trên góc nhìn y học hiện đại, thành phần hóa thực vật trong đinh lăng cũng có tác dụng giảm đau và kháng viêm, giúp giảm đau do viêm gân gót chân.
Để giảm đau gót chân, bạn có thể lấy 20g đinh lăng rửa sạch, thái nhỏ và sao khô. Sau đó sắc với 3 bát nước đến khi cạn còn 2 bát. Chia thuốc thành 3 lần uống trong ngày.
Ngoài ra, trong cách chữa đau gót chân dân gian bằng đinh lăng cũng có thể kết hợp với các loại dược liệu khác như:
- 12g rễ đinh lăng kết hợp với kim hoa thảo, huyết rồng, giao đằng, thổ ngưu tất, thiên niên kiện mỗi vị 8g, quế chi và vỏ quýt mỗi vị 4g.
- Sắc với 4 bát nước đến khi còn 2 bát, chia uống vào buổi sáng và buổi tối.
Chữa đau gót chân tại nhà với cây dền gai
Dền gai không chỉ là một loài cây mọc dại mà còn là vị thuốc với nhiều công dụng chữa bệnh bao gồm giảm đau nhức xương khớp.
Cách chữa đau gót chân dân gian với dền gai
- Dùng làm thuốc uống: Rửa sạch 1 nắm cành và lá dền gai, sắc với 1 lít nước trong 10 phút, rót ra uống vài lần trong ngày cho đến khi hết.
- Bài thuốc đắp: Giã nát lá dền gai, đắp lên gót chân trong 30 phút, ngày 2 lần.
Trị gai gót chân tại nhà với ngải cứu
Ngải cứu với tính ấm, công dụng giảm phù, giảm đau, vị thuốc này cũng được ứng dụng làm cách chữa đau gót chân dân gian hiệu quả. Cụ thể như sau:
- Chườm: Ngải cứu đem sao nóng với một ít muối hột sau đó bọc vào trong một túi vải. Chườm túi ngải cứu lên gót chân khi còn nóng, thực hiện 2-3 lần mỗi ngày.
- Uống: Rửa sạch 200g ngải cứu, xay nhuyễn, lọc lấy nước hòa với 2 thìa mật ong, chia uống 1-2 lần.
Cách chữa đau gót chân dân gian với hạt đu đủ
Ít ai biết nhưng hạt đu đủ giàu flavonoid và polyphenol, là những chất chống oxy hóa giúp chống viêm và giảm đau nhức hiệu quả, đồng thời bảo vệ các mô mềm ở gót chân. Vì thế, đây được xem là một vị thuốc để chữa đau do gai gót chân gây ra.
Cách dùng hạt đu đủ chữa đau gót chân
- Chuẩn bị 1 trái đu đủ chín và 1 thìa cà phê muối.
- Lấy hạt đu đủ ra, chà xát để loại bỏ lớp vỏ hạt bên ngoài.
- Rửa với nước sạch, để ráo nước và cho vào tủ lạnh.
- Khoảng 1 tiếng đồng hồ sau thì lấy ra giã nát với muối. Đắp hỗn hợp này lên gót chân và băng kín lại với gạc y tế trong khoảng 30 phút.
- Lặp lại cách chữa đau gót chân dân gian bằng hạt đu đủ khoảng 1-2 lần mỗi ngày và duy trì từ 1-2 tháng.
Muối Epsom: Nguyên liệu dùng để ngâm chân trị đau gót chân

Muối Epsom là một loại muối với thành phần giàu khoáng chất mà chủ yếu là magie và sunfat. Loại muối này thường được thêm vào nước tắm để thư giãn, giảm đau nhức, giảm sưng và sát khuẩn. Chính vì thế ngâm chân với nước muối Epsom cũng là một cách chữa đau gót chân dân gian hiệu quả. Bạn có thể kết hợp ngâm chân và xoa bóp trong khoảng 20 phút để làm dịu bớt cơn đau ở gót chân.
Lưu ý: Không khuyến cáo tắm, ngâm người với nước muối Epsom trong trường hợp người bệnh đang gặp phải các vấn đề như viêm da nặng, nhiễm trùng da, có vết thương hở, bỏng nặng.
Trên đây là những cách chữa đau gót chân dân gian có thể áp dụng tại nhà, hiệu quả trong việc hỗ trợ giảm đau nhức và sưng viêm gót chân. Tuy nhiên, nếu trường hợp đau nhức nghiêm trọng bạn nên nhanh chóng đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và giải quyết nguyên nhân dẫn đến cơn đau này một cách triệt để, tránh để tình trạng bệnh kéo dài ảnh hưởng đến khả năng đi lại và sinh hoạt nhé!
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!