Tập thể dục và chơi thể thao
Chơi thể thao thường xuyên có thể khiến gân gót của bạn hoạt động quá mức. Những chuyển động lặp đi lặp lại như nhảy hoặc chạy trong khi chơi thể thao có thể khiến gân gót chân của bạn phải liên tục làm việc. Dĩ nhiên chơi thể thao thì tốt cho sức khỏe nhưng nếu bạn không chú ý bảo vệ cơ thể, việc chơi thể thao sẽ làm tăng nguy cơ bị chấn thương.
Ngoài ra, một số hoạt động khác như làm việc tại công trường xây dựng và làm vườn cũng có thể làm tăng nguy cơ bị tổn thương gân gót chân. Để tránh tình trạng này, bạn không nhất thiết phải ngừng chơi thể thao mà chỉ cần chú ý sử dụng các biện pháp bảo vệ gót chân trong khi chơi.
Hình dạng bàn chân
Hình dạng bàn chân cũng ảnh hưởng đến những chấn thương gân gót chân. Những người có bàn chân phẳng (lòng bàn chân không có vòm) sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn vì sức nặng đè lên gân gót chân sẽ lớn hơn. Ngoài ra thừa cân hay béo phì cũng khiến gân gót chân thường xuyên bị căng giãn do phải chịu áp lực lớn từ cơ thể.
Tập luyện thể thao không đúng cách
Bước khởi động là vô cùng quan trọng khi chơi bất kỳ môn thể thao nào. Khi bạn không khởi động kỹ hoặc bất chợt thay đổi chương trình tập luyện sẽ làm tăng nguy cơ chấn thương.
Ngoài ra, những lỗi khác khi chơi thể thao như tăng khoảng cách chạy của bạn lên đột ngột, thường xuyên chạy lên dốc, hoặc chạy trên mặt đất gồ ghề thường làm gân gót chân dễ bị thương hơn. Thêm vào đó, việc mang giày không vừa chân và một số nguyên nhân khác cũng dẫn đến tổn thương ở gân gót chân.
Tuổi tác và giới tính
Tuổi càng lớn thì lượng máu truyền đến khu vực gân gót chân càng giảm, đặc biệt khi bạn khoảng 30 tuổi trở lên. Lượng máu giảm dần có thể làm giảm sự linh hoạt của gân gót chân, dẫn đến chấn thương gân gót chân. Đã có chứng minh rằng hầu hết các trường hợp chấn thương gân gót chân đều xảy ra ở những người ngoài 30 tuổi. Ngoài vấn đề tuổi tác, nam giới có nhiều khả năng bị chấn thương hơn so với phụ nữ.