2. Uống nước quả sung phơi khô giúp giảm cân?
Một số lời truyền miệng cho rằng: Ăn sáng với những quả sung phơi khô đã được ngâm qua đêm có thể giúp giảm cân. Thế nhưng, tương tự như hai quan điểm trên, không có nghiên cứu khoa học nào chứng minh những tuyên bố này.
Thậm chí, ngâm những quả sung đã phơi khô sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng dinh dưỡng bên trong đó. Nghiên cứu đã cho thấy việc ngâm nước những loại trái cây sấy khô có thể làm mất đi những loại vitamin tan trong nước.
- Vì thế, nếu bạn muốn giảm cân bằng quả sung phơi khô, hãy làm đúng cách! Quả sung khô nhìn chung có vị ngọt tự nhiên, hàm lượng calo khá thấp và giàu chất xơ. Lượng chất xơ trong quả sung kết hợp với thực đơn ăn kiêng lành mạnh có thể giúp bạn no lâu và giảm cơn thèm ăn. Nhờ đó, dùng quả sung phơi khô như một chất tạo ngọt tự nhiên có thể thúc đẩy giảm cân.
Nên ăn bao nhiêu quả sung sấy khô? Theo chuyên gia, bạn có thể ăn khoảng 75g trái cây khô mỗi ngày. Nếu bạn kết hợp nhiều loại trái cây khác trong thực đơn ăn kiêng, mỗi ngày bạn có thể ăn khoảng 3-5 (42g) quả sung phơi khô.
>> Đọc thêm: 5 loại hạt và trái cây khô hỗ trợ giảm cân tốt, bạn đã biết chưa?
3. Uống nước lá sung có tác dụng gì?

Lá sung có tác dụng gì? Không chỉ có quả sung mang lại lợi ích cho sức khỏe, lá sung cũng được chứng minh mang lại nhiều công dụng tốt.
Theo kinh nghiệm dân gian, lá sung là vị thuốc lợi sữa tự nhiên. Lá sung còn được dùng để chữa tê thấp và sốt rét. Theo y học cổ truyền, lá sung có tính mát, vị ngọt hơi chát. Lá sung có công dụng giảm đau, thông huyết, lợi tiểu, sát trùng, tiêu viêm,…
Uống nước lá sung có tác dụng gì? Đối với y học hiện đại, một số công dụng của nước lá sung đã được chứng minh:
- Uống nước lá sung giúp kiểm soát đường huyết. Kết quả từ nghiên cứu lâm sàng uống nước lá sung sau khi ăn sáng giúp giảm lượng đường trong máu.
- Chiết xuất từ quả sung bảo vệ sức khỏe tim mạch. Đó là nhớ các hợp chất thực vật trong lá sung có thể làm giảm mức chất béo trung tính và mức cholesterol toàn phần.
Một số tác dụng tiềm năng khác của nước lá sung gồm có: bảo vệ gan, ngăn ngừa ung thư. Tuy nhiên, những nghiên cứu y khoa về cách tác dụng này vẫn còn hạn chế.
4. Cách làm nước quả sung tại nhà

Như vậy, thắc mắc uống nước quả sung phơi khô có tác dụng gì đã được giải đáp. Sau đây là một số bài thuốc và cách làm nước quả sung phơi khô tại nhà dành cho bạn.
4.1 Cách làm nước quả sung khô để cải thiện trào ngược dạ dày
Để làm nước quả sung phơi khô, bạn cần chuẩn bị: 12-15 quả sung chín. Các bước thực hiện sau khá đơn giản:
- Rửa sạch quả sung để loại bỏ bụi bẩn.
- Ngâm quả sung trong nước muối 15 phút. Bước này là bắt buộc để hạn chế những loại vi khuẩn trên vỏ quả bạn nhé!
- Phơi khô quả sung dưới nắng trong từ 4-6 tiếng.
- Ngâm quả sung phơi khô. Khi quả đã đã khô như hình, bạn hãy xếp quả sung vào lọ thủy tinh đã lau khô khử khuẩn để dùng dần. Mỗi ngày, bạn hãy ngâm quả sung đã phơi khô vào một cốc nước. Hãy uống nước sung phơi khô sau khi ăn sáng.
Theo y học cổ truyền, nước sung phơi khô sẽ hỗ trợ cải thiện các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản sau 2-3 tháng sử dụng.
Lưu ý cho bạn. Nước quả sung phơi khô không thể thay thế thuốc. Vì thế, nếu như tình trạng trào ngược dạ dày của bạn không được cải thiện, bạn cần được chẩn đoán và điều trị ở các cơ sở y tế.
4.2 Cách ngâm quả sung khô với dầu ô liu

Món sung khô ngâm dầu ô liu được cho là có thể hỗ trợ cải thiện chứng trào ngược dạ dày của bạn. Nguyên liệu bạn cần gồm có: 10-20 quả sung chín và dầu ô liu nguyên chất. Cách thực hiện như sau:
- Rửa sạch và ngâm muối quả sung như hướng dẫn trên.
- Lau khô và phơi khô quả sung dưới nắng gắt trong 4-6 tiếng.
- Xếp sung vào lọ thủy tinh khô đã khử trùng. Sau đó đổ ngập dầu ô liu. Bạn nhớ dùng dụng cụ chặn thực phẩm để quả sung được bị bao bọc hoàn toàn trong dầu ô liu nhé!
- Bảo quản quả sung phơi khô ngâm dầu ô liu trong 20-35 ngày ở nơi khô ráo, tránh tiếp xúc với ánh ánh mặt trời.
Mỗi ngày, bạn có thể dùng khoảng 2 quả sung ngâm dầu ô liu trước bữa ăn để hạn chế các triệu chứng ợ nóng, khó tiêu, trào ngược axit.
- Ngoài ra, bạn có thể dùng quả sung khô trong các bữa ăn dinh dưỡng hàng ngày. Một số gợi ý cho bạn là: Quả sung khô kho với thịt ba chỉ; Quả sung khô nấu cháo thịt bò; Salad trái cây ăn kèm với quả sung khô; Cháo yến mạch hạt óc chó và quả sung,…
>> Đọc thêm: Ăn táo đỏ có tác dụng gì? 8 tác dụng khiến nhiều người bất ngờ
Kết luận
Lưu ý: cả lá sung, quả sung tươi và quả sung khô đều mang đến lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, chỉ với một lượng nhỏ trong ăn uống, những công dụng này mang tính chất hỗ trợ và cải thiện nhiều hơn là điều trị. Vì thế, bạn hãy cẩn trọng khi dùng những nguyên liệu này để chữa bệnh.
Qua bài viết, bạn đã có câu trả lời cho những thắc mắc như: Uống nước quả sung phơi khô có tác dụng gì? Quả sung ngâm rượu có tác dụng gì? Trái sung ngâm đường phèn trị bệnh gì? Uống nước lá sung có tác dụng gì? Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!