backup og meta

Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả bằng phương pháp Đông Y

Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả bằng phương pháp Đông Y

Điu tr tiu đưng hiu qu luôn là ni băn khoăn hàng đu ca bnh nhân khi mc phi căn bnh thi đi này. Ngoài Tây y, nhiu bnh nhân đã tìm đến cách trị bệnh tiểu đường bằng Đông y vi nhng thành phn t nhiên vô cùng thân thin và đã nhn đưc nhng kết qu bt ng.

Sau một thời gian áp dụng cách trị bệnh tiểu đường bằng thuốc Tây y, một số bệnh nhân có thể gặp các tác dụng phụ không mong muốn như đau cơ, phá hủy tế bào gan, dẫn đến tăng men gan hay hạ đường huyết quá mức khiến người bệnh run tay chân, vã mồ hôi lạnh hoặc thậm chí hôn mê sâu. Có bao giờ bạn nghĩ rằng mình có thể hỗ trợ điều trị tiểu đường bằng Đông y với các thành phần thiên nhiên để giảm bớt tác dụng phụ không mong muốn như điều trị bằng Tây y? Để biết rõ hơn về việc hỗ trợ điều trị tiểu đường bằng Đông y, bạn hãy xem bài viết sau nhé.

Khổ qua giúp hạ và ổn định đường huyết

ho-tro-dieu-tri-tieu-duong-hieu-qua-bang-phuong-phap-dong-y

Không phải ngẫu nhiên khi ông bà ta có câu “thuốc đắng dã tật”. Từ lâu, khổ qua hay còn gọi mướp đắng, đã được biết đến là “món ăn nên thuốc” rất quen thuộc trong bữa cơm của hầu hết gia đình Việt.

Khổ qua với tính hàn, vị đắng, giàu các loại vitamin và khoáng chất như protein, lipid, vitamin C, canxi, magiê, sắt… đã trở thành nguyên liệu không thể thiếu để giải độc gan, thanh lọc cơ thể, lợi tiểu, hỗ trợ tuyến tụy, kích thích ăn ngon.

Bên cạnh đó, các nhà khoa học còn phát hiện ra rằng, loại quả quen thuộc này còn có chứa các thành phần hoạt chất giúp điều trị tiểu đường tuýp 2.

Vy kh qua tác đng đến lưng đưng trong máu bng cách nào?

Khổ qua có ít nhất 3 hoạt chất chống tiểu đường, bao gồm:

  • Charantin: Hoạt chất được biết đến với tác dụng làm giảm đường huyết.
  • Vicine và polypeptide-p (hợp chất giống insulin): Những chất này hoạt động cùng nhau hay hoạt động riêng lẻ đều có tác dụng là giảm đường huyết.
  • Lectin: Đây được xem là yếu tố chính đằng sau hiệu quả hạ đường huyết khi dùng khổ qua. Nó làm giảm nồng độ glucose trong máu bằng cách hoạt động trên các mô ngoại biên và ức chế sự thèm ăn – tương tự như tác động của insulin lên não.

Vai trò của các loại sâm trong điều trị tiểu đường

Theo lương y Dương Phú Cường, người được mệnh danh là “bàn tay vàng” chữa bệnh tiểu đường hơn 20 năm, các yếu tố giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh tiểu đường là tinh thần lạc quan, vui vẻ kết hợp vận động hợp lý và tuân thủ sử dụng thuốc.

Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường cũng nên sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường có thành phần từ thiên nhiên, giúp bồi bổ cơ thể và tinh thần, đặc biệt là phục hồi chức năng tuyến tụy, giúp điều khiển lượng đường trong máu hoạt động bình thường trở lại.

Từ lâu, các loại sâm như sa sâm, bố chính sâm, sâm đại hành, nam dương sâm… đã trở thành phương thuốc bí truyền trong y học phương Đông với tác dụng bồi bổ sinh lực, nâng cao sức khỏe và điều trị rất nhiều bệnh hiểm nghèo khác.

  • Sa sâm

    ho-tro-dieu-tri-tieu-duong-hieu-qua-bang-phuong-phap-dong-y-1

Có công dụng như nhân sâm và mọc trên cát nên được gọi là sa sâm. Đây là rễ cây san hô thái được phơi hay sấy khô. Rễ chứa nhiều chất dinh dưỡng, tannin, ít chất béo. Trong sa sâm có một dược chất quý là saponin. Đây là chất làm tăng sự thẩm thấu của tế bào, làm các hoạt chất khác dễ hòa tan và hấp thu. Chất này có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, kháng nấm, ức chế virus, chống tế bào ung thư.

Sa sâm có thể kết hợp với các thành phần khác giúp bồi bổ sức khỏe và hạ đường huyết, phòng các biến chứng ở mắt và mạch máu do bệnh tiểu đường.

  • Bố chính sâm

ho-tro-dieu-tri-tieu-duong-hieu-qua-bang-phuong-phap-dong-y-2

Bố chính sâm còn gọi là thổ hào sâm hay nhân sâm Phú Yên. Đây là một cây thân thảo mọc dại, phải đứng dựa vào những cây khác. Phần sử dụng làm thuốc là rễ, có hình dáng rất giống với nhân sâm. Sau khi cắt bỏ rễ con, sâm được phơi hay sấy khô. Trong sâm có nhiều hoạt chất quý rất tốt cho sức khỏe như phytosterol, axít béo, coumarin, đường khử và hợp chất uronic. Ngoài ra, sâm còn có lipid, protein, 11 loại axít amin, tinh bột, chất nhầy alf và các vi chất như canxi, mangan, magiê, đồng, phốt pho…

Bố chính sâm có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh suy nhược cơ thể, mất ngủ, kém ăn và đau lưng, đau mình, bồi bổ sức khỏe cho những người bị gầy yếu, thể trạng suy nhược, chữa trị các bệnh liên quan đến đường huyết.

  • Sâm đại hành

Sâm đại hành còn có tên là tỏi/hành Lào, hành đỏ, tỏi đỏ, tỏi mọi, kiệu đỏ. Người ta gọi sâm đại hành vì củ của nó giống với củ hành và dùng để bồi bổ cơ thể nên được gọi là sâm.

Có 4 hoạt chất quý trong sâm đại hành là: eleutherin, izoeleutherin, eleutherola và một chất chưa xác định được đặt tên là Ex. Cả 4 hoạt chất này đều có tác dụng kháng sinh đối với chủng Staphyllococ-cus aureus nên chữa các bệnh viêm nhiễm. Ngoài ra, sâm đại hành còn có tác dụng bổ máu, tăng hồng cầu, tiêu độc, trị mụn nhọt, chữa viêm họng, viêm phế quản.

  • Nam dương sâm

ho-tro-dieu-tri-tieu-duong-hieu-qua-bang-phuong-phap-dong-y-4

Nam dương sâm là cây đinh lăng có hơn 13 loại axít amin, trong đó có một số axít amin mà cơ thể không tổng hợp được và các nguyên tố vi lượng. Nam dương sâm có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, tăng cường sinh lực, dẻo dai, tăng cường sức chịu đựng.

Ngoài ra, nam dương sâm còn có nhiều saponin có tác dụng như nhân sâm, vitamin B1 cần thiết cho cơ thể. Nhờ đó, nam dương sâm giúp tăng trí nhớ, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Được mệnh danh là cây sâm của người nghèo, nam dương sâm có thể chữa chứng suy nhược cơ thể, làm thuốc bổ tăng lực và có công dụng ổn định đường huyết rất hiệu quả.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Bitter Melon and Diabetes http://www.diabetes.co.uk/natural-therapies/bitter-melon.html Ngày truy cập 13/12/2017

How to Use Bitter Melon to Lower Blood Sugar https://www.livestrong.com/article/308112-how-to-use-bitter-melon-to-lower-blood-sugar/  Ngày truy cập 13/12/2017

Ginseng May Help Treat Diabetes https://www.webmd.com/diabetes/news/20030616/ginseng-may-help-treat-diabetes#1 Ngày truy cập 13/12/2017

Phiên bản hiện tại

05/11/2021

Tác giả: Mai Hồ

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: phuong le


Bài viết liên quan

Tiểu đường 7.5 có nguy hiểm không? Hiểu để kiểm soát bệnh hiệu quả

Người bị hạ đường huyết nên ăn gì?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Mai Hồ · Ngày cập nhật: 05/11/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo