backup og meta

Ăn quả sung có tốt không? 6 tác dụng của quả sung khiến bạn bất ngờ

Ăn quả sung có tốt không? 6 tác dụng của quả sung khiến bạn bất ngờ

Quả sung được nhiều người ưa thích nhờ hương vị độc đáo và lợi ích sức khỏe của chúng. Trái sung chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho hệ tiêu hóa, tim và mạch máu. Vậy cụ thể tác dụng của quả sung là gì? 

Quả sung chín có hương vị ngọt nhẹ, có thể ăn tươi hoặc sấy khô và là nguyên liệu của nhiều món ngon như các loại mứt, bánh quy và các loại tráng miệng khác.

Quả sung có tác dụng gì? Mời bạn tìm hiểu câu trả lời ngay sau đây.

Giá trị dinh dưỡng của quả sung

Tác dụng của quả sung đến từ thành phần dinh dưỡng của chúng. Trái sung tươi và sấy khô có hàm lượng dinh dưỡng tương đương nhau. Sau đây là giá trị dinh dưỡng trong 100g trái sung tươi và quả sung sấy khô:

tác dụng của quả sung

Có thể thấy, quả sung tươi chứa khá ít calo và giàu vitamin, khoáng chất. Với hàm lượng chất xơ và lượng đường tự nhiên hợp lý, quả sung sẽ là món ăn nhẹ lý tưởng cho thực đơn ăn uống lành mạnh của bạn.

Hàm lượng chất xơ hòa tan trong quả sung đã được chứng minh có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu; giảm cholesterol trong máu; hỗ trợ giảm cân ở người béo phì;…

>> Đọc thêm: Mẹ bầu ăn sung được không? Ăn bao nhiêu là hợp lý?

Quả sung bao nhiêu calo?

Trong 100g quả sung tươi, có khoảng 74 kcal. Cùng khối lượng, quả sung sấy khô chứa đến 249 kcal. Nguyên nhân là vì lượng nước bên trong quả sung đã mất trong quá trình sấy, trong khi đường trong quả lại cô đặc hơn.

Trái sung là nguồn cung cấp carbohydrate và chất xơ lành mạnh. Đồng thời, thành phần dinh dưỡng của nó cũng chứa rất ít chất béo, natri và cholesterol. Ngoài ra, quả sung còn chứa magie, kali, vitamin K, vitamin B6 và đồng có lợi cho sức khỏe.


Tác dụng của quả sung

ăn sung có tốt không - thành phần dinh dưỡng
Quả sung chứa nhiều chất chống oxy hóa và hợp chất thực vật có lợi cho sức khỏe

Trái sung trị bệnh gì? Trong y học cổ truyền, quả sung được sử dụng như một loại thuốc nhuận tràng. Nhiều nghiên cứu hiện đại đã khẳng định tác dụng đó. Tuy nhiên, bạn cần tỉnh táo trước những quảng cáo rằng quả sung có thể giúp ngừa ung thư, chữa tiểu đường, chữa bệnh tim… 

Quả sung chứa nhiều chất chống oxy hóa và hợp chất thực vật có lợi cho sức khỏe. Thế nhưng, chỉ với một lượng quả sung trong chế độ ăn uống, các hoạt chất này không đủ để được dùng như thuốc.

6 công dụng của quả sung dưới đây mang tính hỗ trợ tăng cường sức khỏe. Vì thế, nếu bạn muốn dùng quả sung để điều trị bệnh tại nhà, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

1. Giàu chất chống oxy hóa

Quả sung có tác dụng gì? Trái sung, đặc biệt là quả khô, chứa nhiều chất chống oxy hóa nhờ hàm lượng polyphenol cao. Ngoài ra, các hợp chất phytochemical, đặc biệt là axit phenolic và flavonoid, cũng tìm thấy trong cả quả sung tươi và khô.

Các hoạt chất chất chống oxy hóa trong quả sung có tác dụng loại trừ các gốc tự do có hại cho sức khỏe. Từ đó giúp bảo vệ cơ thể khỏi chứng viêm và các loại bệnh mãn tính. 

>> Gợi ý cho bạn: Nghệ đen mật ong có tác dụng gì? Nên uống vào thời điểm nào?

2. Tác dụng của quả sung: Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa

Nếu thắc mắc quả sung có tác dụng gì? Bạn sẽ không thể bỏ qua tác dụng của quả sung muối đối với hệ tiêu hóa và đường ruột. Trong các bài thuốc dân gian, quả sung được sử dụng như một phương thuốc điều trị táo bón tại nhà. 

  • Ngoài ra, trái sung cũng được chứng minh có thể cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như viêm loét đại tràng.
  • Một thử nghiệm lâm sàng được thực hiện trên những bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích kèm theo táo bón (IBS-C). Việc ăn khoảng 4 quả sung khô (45 gram) hai lần mỗi ngày đã giúp giảm đáng kể các triệu chứng: đau, đầy hơi và táo bón. 

Lý giải cho điều này, quả sung chứa nhiều chất xơ có tác dụng làm mềm chất thải. Ngoài ra, các loại chất xơ trong quả sung đóng vai trò như nguồn thức ăn cho các loại lợi khuẩn bên trong đường ruột của chúng ta.

3. Cải thiện sức khỏe mạch máu và tim

tác dụng của quả sung
Thêm quả sung vào món salad như món ăn nhẹ tốt cho sức khỏe tim mạch

Giúp cải thiện huyết áp là một công dụng của quả sung mà ít người biết. Chiết xuất từ quả sung cho thấy khả năng hạ huyết áp và thiện sức khỏe tim mạch ở động vật. 

Nguyên nhân là nhờ hàm lượng kali dồi dào trong quả sung có thể giúp điều chỉnh huyết áp. Trong khi đó, lượng chất xơ cao trong quả sung có thể giúp đào thải natri dư thừa ra khỏi cơ thể. 

  • Theo Christopher Gardner, giáo sư y khoa tại Đại học Stanford: “Quả sung là một phần của chế độ ăn Địa Trung Hải tốt cho tim mạch.” Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho biết bạn có thể thêm quả sung vào món salad, hoặc ăn kèm với quả óc chó như món ăn nhẹ tốt cho sức khỏe. 

Không chỉ nhận được lợi ích từ quả sung, nghiên cứu đã cho thấy chiết xuất từ lá sung cũng có thể hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Theo đó, lá sung góp phần cải thiện mức cholesterol toàn phần, cholesterol HDL (tốt) và chất béo trung tính.

4. Tác dụng của quả sung: Tăng mật độ xương

Quả sung là một nguồn cung cấp canxikali dồi dào. Một chế độ ăn giàu hai loại khoáng chất này sẽ cải thiện mật độ xương. Từ đó, thêm trái sung vào thực đơn ăn uống lành mạnh sẽ góp phần ngăn ngừa loãng xương

Bạn có thể bổ sung thêm quả sung vào chế độ ăn chay để cung cấp thêm hai loại khoáng chất này cho cơ thể.

>> Đọc ngay: Quả đậu biếc có ăn được không? Cẩn trọng 2 bộ phận chứa độc tố

5. Đặc tính chống ung thư tiềm năng

tác dụng của quả sung khô

Ngừa ung thư là tác dụng của quả sung khô được quan tâm. Thực tế, chưa có bằng chứng khoa học chứng minh công dụng này của trái sung trong chế độ ăn uống. Tuy nhiên, trong các thí nghiệm lâm sàng, dự án nghiên cứu đã xác định các hợp chất chống oxy hóa trong chiết xuất quả sung có thể giúp chống lại bệnh ung thư:

  • Một nghiên cứu sơ bộ trong ống nghiệm cho thấy chất chiết xuất từ ​​quả sung cho thấy các hoạt động chống oxy hóa và chống ung thư mạnh khi tiếp xúc với các tế bào ung thư vú.
  • Nghiên cứu trong ống nghiệm phát hiện về tác dụng tích cực của lá sung đối với tế bào ung thư. Lá sung chứng minh là có hoạt tính kháng u chống lại ung thư ruột kết ở người, ung thư vú, ung thư cổ tử cung và các tế bào ung thư gan.
Các nhà nghiên cứu đánh giá trái sung có tiềm năng để hỗ trợ phòng ngừa và làm chậm sự phát triển của ung thư của chiết xuất từ sung. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chỉ với việc ăn quả sung, hay uống trà lá sung cũng có tác dụng tương tự.

6. Kiểm soát lượng đường trong máu

Uống nước lá sung có tác dụng gì? Quả sung, đặc biệt là sung sấy khô chứa nhiều đường tự nhiên. Vì thế, quả sung có thể ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết của bạn nếu bạn gặp khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết.

Thế nhưng, nước lá sung lại là một loại thức uống có thể hỗ trợ bạn kiểm soát lượng đường trong máu. Các nghiên cứu đã chứng minh chức năng này của trà lá sung.

  • Một nghiên cứu lâm sàng về tác dụng hạ đường huyết của nước lá sung. Kết quả cho thấy lượng đường trong máu của người tham gia thí nghiệm đã được giảm khi họ uống thêm nước ​​lá sung sau bữa sáng.
  • Một nghiên cứu khác trên động vật cho kết quả rằng: “chiết xuất từ ​​lá sung có thể cải thiện mức insulin và giảm lượng đường trong máu”
  • Thí nghiệm trên chuột mắc bệnh tiểu đường, dữ liệu nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ ​​lá sung có thể khả năng làm chậm quá trình sản xuất glucose trong gan.

>> Đọc thêm: Hồng kỵ món gì? 7 Cách ngâm hồng giòn hết chát an toàn


Tác hại của quả sung khi ăn không đúng cách

tác dụng của quả sung

Như vậy bạn đã khám phá được 6 công dụng tuyệt vời của quả sung khô và quả sung tươi đối với sức khỏe. Quả sung là một thực phẩm khá an toàn và không có tác hại đối với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, hãy cân nhắc một số điều sau đây:

  • Hãy ăn trái sung ở một mức độ vừa phải. Lượng đường trong quả sung có thể tăng lên nhanh chóng nếu bạn bổ sung thêm đường, hoặc ăn quá nhiều sung cùng lúc.
  • Nếu bạn có vấn đề về đường huyết, hãy cẩn thận với nước ép quả sung. Khi bị lược bỏ đi lượng chất xơ bên trong quả, nước ép quả sung có thể làm lượng đường trong máu của bạn tăng nhanh.
  • Quả sung có thể phản ứng với thuốc làm loãng máu. Cả trái sung tươi lẫn sấy khô đều giàu vitamin K làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

Ai không nên ăn trái sung?

  1. Người bị dị ứng với phấn hoa bạch dương. Một báo cáo cho biết 78% người bị dị ứng với phấn hoa bạch dương cũng gặp tình trạng dị ứng với quả sung.
  2. Người đang dùng thuốc làm loãng máu warfarin vì hàm lượng vitamin K trong sung cao có thể làm mất tác dụng của thuốc..

Cách ăn và bảo quản quả sung

tác dụng của quả sung

Có một số trường hợp ăn quả sung tươi gây cảm giác nóng rát hoặc đau lưỡi sau đó. Phản ứng này là do tác động phân giải protein của enzyme ficin trong quả sung. Chất này có thể khiến da và lưỡi bị ngứa hoặc bỏng khi tiếp xúc.

Để tránh bị “bỏng quả sung” bạn nên ăn sung đúng cách. Tốt nhất bạn không nên ăn vỏ quả sung, nơi chứa hầu hết các chất ficin. Ngoài ra, hãy lựa chọn thưởng thức những quả sung chín vàng. Sung còn sống sẽ chứa nhiều ficin.

Cách bảo quản trái sung

Để quả sung vừa chín được tươi ngon và lâu hơn, hãy bảo quản chúng trong ngăn mát tủ lạnh. Ngoài ra, để sung không bị thâm đen, bạn nên bảo quản sung khô trong hộp kín, tránh xa nguồn nhiệt và ánh sáng.

>> Đọc thêm: Mãng cầu ta: 8 lợi ích cho sức khỏe toàn diện 

Hy vọng những thông tin về tác dụng của quả sung và những lưu ý khi ăn sung sẽ hữu ích cho bạn. Với những công dụng tuyệt vời của quả sung đối với sức khỏe, hãy thêm trái sung vào chế độ ăn uống lành mạnh bạn nhé!

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

(PDF) Mediterranean Figs (Ficus carica L.) Functional Food Properties
https://www.researchgate.net/publication/283911555_Mediterranean_Figs_Ficus_carica_L_Functional_Food_Properties
Ngày truy cập: 15/10/2022
Dietary fiber and the microbiota: A narrative review by a group of experts from the Asociación Mexicana de Gastroenterología – ScienceDirect
https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S2255534X21000621
Ngày truy cập: 15/10/2022
Comparison and Assessment of Flixweed and Fig Effects on Irritable Bowel Syndrome with Predominant Constipation: A Single-Blind Randomized Clinical Trial – ScienceDirect
https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1550830718301873
Ngày truy cập: 15/10/2022
(PDF) Evaluation of antihypertensive potential of Ficus carica fruit
https://www.researchgate.net/publication/313580436_Evaluation_of_antihypertensive_potential_of_Ficus_carica_fruit
Ngày truy cập: 15/10/2022
Ficus carica leaf extract modulates the lipid profile of rats fed with a high-fat diet through an increase of HDL-C
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23606376/
Ngày truy cập: 15/10/2022
Are figs good for you? Get the whole sweet story
https://www.heart.org/en/news/2021/08/05/are-figs-good-for-you-get-the-whole-sweet-story
Ngày truy cập: 15/10/2022
Hypoglycemic action of an oral fig-leaf decoction in type-I diabetic patients
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/9597370
Ngày truy cập: 15/10/2022
Balance of Bone Health: Tipping the Scales in Favor of Potassium-Rich, Bicarbonate-Rich Foods | The Journal of Nutrition | Oxford Academic
https://academic.oup.com/jn/article/138/1/172S/4665016
Ngày truy cập: 15/10/2022
The role of dietary calcium in bone health | Proceedings of the Nutrition Society | Cambridge Core
https://www.cambridge.org/core/journals/proceedings-of-the-nutrition-society/article/role-of-dietary-calcium-in-bone-health/5C6665E8AB0DCCE494003A99CB26A78C
Ngày truy cập: 15/10/2022
Protective effects of Ficus carica leaves on glucose and lipids levels, carbohydrate metabolism enzymes and b-cells in type 2 diabetic rats
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6130661/pdf/iphb-55-1279671.pdf
Ngày truy cập: 15/10/2022
Involvement of AMPK activation in the inhibition of hepatic gluconeogenesis by Ficus carica leaf extract in diabetic mice and HepG2 cells
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30396076-involvement-of-ampk-activation-in-the-inhibition-of-hepatic-gluconeogenesis-by-ficus-carica-leaf-extract-in-diabetic-mice-and-hepg2-cells/
Ngày truy cập: 15/10/2022
Identification of Bet v 1‐related allergens in fig and other Moraceae fruits – Hemmer – 2010 – Clinical & Experimental Allergy – Wiley Online Library
https://onlinelibrary.wiley.com/doi/abs/10.1111/j.1365-2222.2010.03486.x
Ngày truy cập: 15/10/2022

Phiên bản hiện tại

10/01/2025

Tác giả: Trần Cẩm Tú

Tham vấn y khoa: Bác sĩ CK Dinh dưỡng Trương Thị Hồng

Cập nhật bởi: SEO Team


Bài viết liên quan

Hồng kỵ món gì? 7 cách ngâm hồng giòn hết chát an toàn

Quả đậu biếc có ăn được không? Cẩn trọng với 2 bộ phận chứa độc tố


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ CK Dinh dưỡng Trương Thị Hồng

Dinh dưỡng và Chế độ ăn uống · Bệnh Viện Phong Da Liễu Trung Ương Quy Hòa


Tác giả: Trần Cẩm Tú · Ngày cập nhật: 2 ngày trước

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo