backup og meta

Nha đam (lô hội): 10 công dụng khỏe đẹp toàn diện

Nha đam (lô hội): 10 công dụng khỏe đẹp toàn diện

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh công dụng của nha đam (cây lô hội) trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Đừng nghĩ nha đam chỉ để bôi da, loại cây này còn giúp trị dứt điểm vô vàn bệnh mà có thể bạn chưa biết.

Nha đam (hay lô hội) là một loại thực vật được sử dụng phổ biến ở nhiều nước vì nó cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe và có chứa nhiều thành phần có thể dùng để điều chế thuốc. Đặc biệt, dưỡng chất trong cây nha đam rất tốt cho da.

Mọi thứ về nha đam

Cây nha đam có hai bộ phận hữu ích về mặt y học. Phần đầu tiên là lá nha đam, bên trong có lớp thịt (gel lô hội). Lớp gel được cho là phần chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất của cây. Hiện nay, gel lô hội thường được tìm thấy trong các sản phẩm chăm sóc da. Không chỉ có thế, lớp gel nguyên chất tự nhiên này còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.

mủ nha đam

Phần còn lại có thể làm dược liệu là mủ lô hội. Đây là phần chất lỏng màu vàng, nằm ngay bên dưới lớp vỏ của lá cây. Mủ lô hội đã được chứng minh là có đặc tính nhuận tràng. Bộ phận này thường được dùng bằng đường uống để điều trị táo bón.

Thành phần dinh dưỡng của nha đam 

Những lợi ích của cây nha đam đến từ nguồn dinh dưỡng của nó. Nha đam – lô hội là nguồn giàu các chất chống oxy hóa, giúp chống lại các gốc tự do. Ngoài ra, lô hội cũng giàu các chất: Vitamin C, vitamin A, vitamin E, beta-caroten, axit folic, canxi, magie…

Nha đam bao nhiêu calo? Trung bình 100g lô hội cung cấp khoảng 21kcal với năng lượng chủ yếu đến từ carbohydrate. Với hàm lượng calo thấp, nha đam là món ăn lý tưởng để ăn kiêng. 

công dụng của nha đam

10 công dụng của nha đam đối với sức khỏe

Với hàm lượng các chất oxy hóa và dưỡng chất, nha đam mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dưới đây là 10 tác dụng của nha đam để bạn không bỏ lỡ món lô hội giàu dinh dưỡng này.

1. Tác dụng của cây nha đam: Giúp trung hòa độ pH

Độ pH axit chính là môi trường lý tưởng phát sinh các bệnh tật. Vì vậy việc giữ cho độ pH trong cơ thể luôn ở tình trạng cân bằng rất quan trọng. Trong khi đó, nước ép nha đam chứa nhiều kiềm giúp trung hòa độ pH của cơ thể.

công dụng của nha đam trị táo bón

Ngoài ra, bạn cũng không nên bỏ qua những loại thực phẩm giàu tính kiềm dưới đây:

  • Rau màu xanh đậm
  • Rễ của rau củ
  • Cam, quýt
  • Các loại quả hạch và hạt
  • Giấm rượu táo
  • Giấm dừa

2. Công dụng của nha đam: Giúp cung cấp nước cho cơ thể

nước ép nha đam

Nha đam có tác dụng gì? Cây nha đam chứa nhiều nước. Do đó nha đam chính là thực phẩm lý tưởng giúp bạn cải thiện tình trạng mất nước. Bổ sung đủ nước sẽ giúp thanh lọc cơ thể, loại bỏ các chất thải và chất độc, từ đó cơ thể bạn sẽ tiêu trừ độc tố.

Uống nha đam có tác dụng gì? Nước ép nha đam chứa một lượng lớn chất dinh dưỡng giúp tăng hiệu suất hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.

Điều này là rất cần thiết, vì thận và gan của bạn là các bộ phận chịu trách nhiệm lọc máu và thúc đẩy hệ bài tiết của cơ thể. Do đó, bạn nên giữ cho thận và gan luôn khỏe mạnh.

Bù nước cho cơ thể sau khi tập thể dục


  • Sau khi luyện tập, cơ thể rất cần được bổ sung nước để hồi phục chức năng. Bạn cần cung cấp cho cơ thể nhiều nước để giảm bớt lượng axit lactic gây mỏi cơ.
  • Bạn hãy thử thay đổi khẩu vị với nước ép nha đam mát lạnh. Loại thức uống này sẽ giúp bạn bổ sung nước nhanh chóng.

>> Gợi ý dành cho bạn: 7 Món ngon từ nha đam giúp thanh nhiệt, đẹp da

3. Tác dụng của lô hội: Giúp gan khỏe mạnh

công dụng của nha đam: giúp gan khỏe mạnh

Nha đam có tác dụng gì? Một công dụng ấn tượng của nha đam là giúp tăng cường chức năng gan. Khi gan khỏe mạnh thì cơ thể sẽ tiêu trừ được độc tố tốt hơn.

Gan sẽ hoạt động tối ưu khi cơ thể được hấp thụ đủ chất dinh dưỡng và nước. Vì thế, nước ép lô hội là thức uống lý tưởng cho gan vì nó giàu nước và dưỡng chất từ thực vật.

4. Công dụng của nha đam: Giúp trị táo bón

công dụng của nha đam

Cây nha đam chữa bệnh gì? Uống nước ép nha đam có tác dụng giúp bổ sung nước cho cơ thể. Nghiên cứu cho thấy có mối tương quan giữa việc tăng cường lượng nước ở đường ruột và kích thích nhu động. Nói cách khác, nước lô hội có công dụng tăng cường chức năng hệ bài tiết. Từ đó, lô hội hỗ trợ giảm chứng táo bón.

Nếu bạn mắc chứng táo bón hay són tiểu, bạn nên thử uống nước ép lô hội hằng ngày. Lô hội cũng góp phần giúp lợi khuẩn đường ruột hoạt động bình thường. Đồng thời hỗ trợ  cân bằng vi khuẩn đường ruột để cơ thể luôn khỏe mạnh.

5. Cây nha đam có tác dụng gì trong việc chống viêm?

Công dụng tuyệt vời của lô hội chính là khả năng chống viêm hiệu quả. Lý giải cho điều này, lô hội chứa các hợp chất chống viêm như: axit salicylic, chromone C-glucosyl và enzyme bradykinase, một loại kinin huyết tương.

Nha đam có tác dụng ức chế quá trình sản sinh axit của cơ thể, đồng thời ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm.


  • Theo một nghiên cứu đăng trên tờ “Alimentary Pharmacology and Therapeutics” năm 2004, khoa học đã chứng minh tác dụng của lô hội đối với việc điều trị chứng viêm ruột.
  • Một nghiên cứu khác cùng đăng trên “Alimentary Pharmacology and Therapeutics” cho thấy tác dụng của lô hội trong việc làm dịu bệnh loét viêm kết tràng trong trường hợp bệnh nhẹ và ở giai đoạn hai.
  • Ngoài ra, trong một nghiên cứu cho thấy tác dụng của lô hội trong việc giúp cải thiện 47% các triệu chứng bệnh, trong đó có 14% các triệu chứng bệnh giả có chuyển biến tích cực.

6. Tác dụng của lô hội: Ngăn ngừa và điều trị bệnh đái tháo đường

công dụng của nha đam

Trong một nghiên cứu đăng trên “Biological and Pharmaceutical Bulletin” năm 2006, các nhà khoa học đã thí nghiệm chất phytosterol trong lô hội. Chất này có tác dụng chống tăng đường huyết trên cơ thể chuột. Kết quả nghiên cứu nhận thấy  phytosterol trong lô hội có hiệu quả với bệnh tiểu đường tuýp 2.


Sau khi tiêm phytosterols vào chuột trong một tháng, lượng đường huyết của chúng giảm rõ rệt

Các nhà nghiên cứu kết luận: Nha đam có tác động tốt đến lượng đường huyết trong cơ thể nếu kiên trì sử dụng trong thời gian dài. Đây là một tin vui đối với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Một nghiên cứu khác đăng trên tờ “Saudi Pharmaceutical Journal” cũng khẳng định điều này. Sau khi các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 được bổ sung gel lô hội mỗi ngày. Kết quả trong 4 tuần, chỉ số lipid đã giảm đi rất nhiều. Và sau 6 tuần, chỉ số đường huyết của các bệnh nhân này cũng giảm đáng kể.

Như vậy, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường là một tác dụng sáng giá của cây lô hội.

7. Công dụng của nha đam: Giúp làm sạch da

công dụng của nha đam

Cung cấp nước là tác dụng phổ biến của lô hội. Điều này đã dẫn đến một tác dụng khác của cây lô hội chính là làm giảm sự xuất hiện của mụn trứng cá. Ngoài ra, cây nha đam cũng làm giảm tình trạng bệnh vảy nến và viêm da.

Lô hội là nguồn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa và vitamin. Đây đều là các chất có tác dụng bảo vệ và nuôi dưỡng da. Hợp chất quan trọng chứa trong lô hội đã được chứng minh có thể chống lại ảnh hưởng của tia cực tím (tia UV). Đồng thời ngăn ngừa nếp nhăn ở da.

Đây chính là lý do vì sao các loại mỹ phẩm chăm sóc da có chiết xuất lô hội được ưa chuộng trên thị trường. 

>> Có thể bạn quan tâm: Lô hội dùng cho da phát ban có thật sự hiệu quả?

8. Nha đam có tác dụng gì? Làm dịu làn da cháy nắng

tác dụng của lô hội

Một tác dụng của cây nha đam được đánh giá cao chính là  giúp làm dịu da.

Nghiên cứu đã chứng minh lô hội có lợi trong việc chữa lành vết bỏng cấp độ 1 đến cấp độ 2. Đồng nghĩa với việc loại gel này có thể làm dịu da bị bỏng nắng nhẹ đến trung bình.

Một nghiên cứu khác đã phát hiện hợp chất aloin có trong lô hội có khả năng tạo ra lợi ích chống viêm. Nhờ đó, nha đam có công dụng giúp giữ ẩm cho da. Cũng như khả năng ngăn ngừa tình trạng bong tróc do cháy nắng.

>> Mời bạn tham khảo thêm: Cách làm gel nha đam tại nhà với bí quyết đơn giản không ngờ!

9. Công dụng của nha đam: Tốt cho hệ tiêu hóa

tác dụng của nha đam

Lô hội chứa một số enzyme có tác dụng đường phân và làm vỡ chất béo. Nhờ đó cây lô hội có tác dụng  giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Điều gì xảy ra khi hệ tiêu hóa hoạt động kém?


Đây là nguyên nhân khiến cho cơ thể bạn không hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng từ thức ăn. Để cơ thể luôn hấp thụ tốt, bạn cần phải giữ cho cơ quan tiêu hóa luôn hoạt động khỏe mạnh.

Ngoài ra, tác dụng của lô hội còn được biết đến là có thể trị chứng khó chịu ở dạ dày và ruột. Nước ép lô hội cũng giúp cải thiện tình trạng bệnh của các bệnh nhân mắc hội chứng rối loạn ruột kích thích (IBS) và các chứng rối loạn khác.

Một nghiên cứu đã khảo sát 33 bệnh nhân mắc bệnh IBS. Kết quả cho thấy sau một thời gian uống nước ép nha đam,  tình trạng các cơn đau và khó chịu do bệnh IBS đã giảm dần. Ngoài ra, lô hội cũng được chúng mình có tác dụng với bệnh nhân mắc bệnh viêm ruột kết.

Hơn nữa, hợp chất chứa trong lô hội cũng kiểm soát bài tiết axit trong dạ dày. Hoạt động này rất cần thiết cho cơ thể. Nguyên nhân là vì nó ngăn ngừa nguy cơ bị viêm loét dạ dày.

10. Tác dụng của nha đam: Chức năng làm đẹp

công dụng làm đẹp của nha đam

Lô hội có tác dụng gì? Gel lô hội rất tốt cho sức khỏe và cũng cực kỳ tốt cho da. Sử dụng mặt nạ lô hội tươi sẽ giúp bạn dưỡng ẩm và làm trắng da rất hiệu quả.

Ngoài ra, gel lô hội còn có thể dùng như một sản phẩm chăm sóc da:

  • Dạng lót cho kem nền (thoa lên trước khi dùng kem nền)
  • Sản phẩm tẩy trang
  • Dưỡng chất làm dịu da cháy nắng
  • Kem dưỡng ẩm mỏng nhẹ
  • Trị chứng ngứa ngáy da đầu (trộn chung với vài giọt dầu bạc hà cay để dùng).

Tác dụng phụ khi uống nước ép lô hội

tác dụng phụ của nha đam lô hội

Lá nha đam không màu và ít anthraquinone, rất tốt cho sức khỏe. Một nghiên cứu thí nghiệm cho các loại chuột khác nhau uống nước ép lô hội nguyên chất trong 3 tháng. Kết quả cho thấy chúng không hề có bất cứ tác dụng phụ nào.

Tuy nhiên, loại nha đam không nguyên chất và có màu thì mang lại các tác dụng phụ như:

  • Tiêu chảy
  • Chuột rút
  • U tuyến ruột kết (u lành tính)
  • Ung thư ruột kết sau thời gian dài uống nước ép lô hội (một số trường hợp có tác dụng phụ này).

Để nhận được công dụng của lô hội, bạn hãy chú ý đến các yếu tố như:

  • Tính nguyên chất
  • Không màu
  • Hữu cơ
  • Có tem an toàn sử dụng.

  • Công dụng của nha đam có tác dụng nhuận tràng nên bác sĩ khuyến cáo không nên dùng cùng lúc với các loại thuốc giúp nhuận tràng khác như thuốc digoxin.
  • Uống quá nhiều nước ép nha đam còn có thể dẫn đến các bệnh về thận và tổn thương gan.

Mặc dù đây là loại thực phẩm mang giá trị dinh dưỡng, giá trị thảo dược cao, nhưng bạn đừng quên sử dụng vừa phải để đảm bảo an toàn sức khỏe bạn nhé!

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Aloe vera – FoodData Central

https://fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html#/food-details/1923113/nutrients

Ngày truy cập: 1/6/2022

6 Benefits of Drinking Aloe Vera Juice – Cleveland Clinic

https://health.clevelandclinic.org/benefits-of-aloe-vera-drink/

Ngày truy cập: 1/6/2022

Benefits of Aloe vera in dentistry – PMC

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4439686/ 

Ngày truy cập: 1/6/2022

A Randomised, Cross-Over, Placebo-Controlled Study of Aloe vera in Patients with Irritable Bowel Syndrome: Effects on Patient Quality of Life

https://www.researchgate.net/publication/51710772_A_Randomised_Cross-Over_Placebo-Controlled_Study_of_Aloe_vera_in_Patients_with_Irritable_Bowel_Syndrome_Effects_on_Patient_Quality_of_Life

Ngày truy cập: 1/6/2022

The efficacy of aloe vera used for burn wound healing: a systematic review

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17499928

Ngày truy cập: 1/6/2022

Clear Evidence of Carcinogenic Activity by a Whole-Leaf Extract of Aloe barbadensis Miller (Aloe vera) in F344/N Rats

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3537128/

Ngày truy cập: 7/6/2021

Aloe vera in treatment of refractory irritable bowel syndrome: Trial on Iranian patients

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3872617/

Ngày truy cập: 7/6/2021

Aloe

https://www.mayoclinic.org/drugs-supplements-aloe/art-20362267

Ngày truy cập: 7/6/2021

Phiên bản hiện tại

01/06/2022

Tác giả: Xuyến Phạm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Trần Cẩm Tú


Bài viết liên quan

Thực phẩm chứa kim loại nặng

7 Món ngon từ nha đam giúp thanh nhiệt, đẹp da


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Xuyến Phạm · Ngày cập nhật: 01/06/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo