Hiện nay, nhiều chuyên gia đánh giá hội chứng gan thận là một trong các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng nhất. Phần lớn những người rơi vào trường hợp này đều rất khó vượt qua.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Hiện nay, nhiều chuyên gia đánh giá hội chứng gan thận là một trong các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng nhất. Phần lớn những người rơi vào trường hợp này đều rất khó vượt qua.
Hội chứng gan thận (Hepatorenal Syndrome hay HRS) là một tình trạng hai cơ quan gồm gan và thận gặp vấn đề. Trong tình huống này, suy thận phát triển ở những người bị tổn thương gan nặng, thường là do xơ gan. Khi thận ngừng hoạt động, độc tố bắt đầu tích tụ trong cơ thể và cuối cùng dẫn đến suy gan.
Các chuyên gia phân loại bệnh lý này thành hai nhóm, bao gồm:
Thực tế, hội chứng gan thận là một tình trạng sức khỏe cực kỳ nghiêm trọng. Hầu hết người mắc phải hội chứng này đều tử vong. Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Sinh hóa lâm sàng, những người bị hội chứng gan thận loại 1 có thời gian sống trung bình là hai tuần. Hầu như tất cả người bệnh đều qua đời trong vòng 8–10 tuần, trừ khi họ có thể ghép gan ngay lập tức. Trong khi đó, thời gian sống sót trung bình ở những người mắc hội chứng gan thận loại 2 là sáu tháng.
Bạn có thể muốn đọc thêm: Chỉ số MELD: Bạn có thực sự cần ghép gan
Các chuyên gia đánh giá sự xuất hiện của các dấu hiệu hội chứng gan thận là tình huống cấp cứu y tế. Do đó, nếu bắt gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây, bạn cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt để có thể chẩn đoán và điều trị kịp thời. Việc điều trị càng quan trọng hơn nếu bạn đang trong quá trình chữa các vấn đề liên quan đến thận khác.
Một số triệu chứng tiêu biểu của căn bệnh trên bao gồm:
Theo các chuyên gia, tình trạng này là biến chứng từ các bệnh về gan, phần lớn là tình trạng xơ gan. Nếu bạn bị xơ gan, một số yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ đối mặt với hội chứng gan thận ở bạn, bao gồm:
Bạn có thể muốn tìm hiểu: Chỉ số đo huyết áp và những điều bạn cần biết.
Một yếu tố quan trọng trong quá trình chẩn đoán hội chứng gan thận là loại trừ các nguyên nhân cũng như triệu chứng khác của tình trạng suy thận. Công việc này đòi hỏi một loạt các xét nghiệm máu và nước tiểu. Các chuyên gia sẽ dựa trên kết quả xét nghiệm để đánh giá chức năng của gan và thận.
Trong một số ít trường hợp, hội chứng gan thận có nguy cơ xảy ra ở những người bị tổn thương gan với các nguyên nhân khác, thay vì xơ gan. Nếu bạn không thuộc trường hợp xơ gan, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện thêm những xét nghiệm bổ sung cho bệnh viêm gan do virus hoặc do rượu.
Những phương pháp dùng trong quá trình điều trị hội chứng gan thận thường là:
Bạn có thể muốn biết: Bạn cần biết gì về tiêu chuẩn ghép gan
Phần lớn các ca hội chứng gan thận thường không có kết quả tốt. Tuy ghép gan có thể kéo dài cuộc sống của bạn, song số lượng gan hiến tặng lại không đáp ứng đủ cho số lượng người cần cấy ghép.
Biến chứng của vấn đề sức khỏe trên thường xuất hiện ở bệnh thận giai đoạn cuối, bao gồm:
Biện pháp duy nhất để bảo vệ bản thân trước căn bệnh này là duy trì sức khỏe của gan tốt nhất có thể. Để giảm nguy cơ phát triển bệnh xơ gan, bạn cần hạn chế sử dụng thức uống chứa cồn như bia, rượu…
Mặt khác, bạn cũng nên cố gắng tránh mắc bệnh viêm gan. Tiêm chủng là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất để phòng ngừa viêm gan A và B. Tuy hiện tại vắc xin viêm gan C vẫn còn trong giai đoạn nghiên cứu, bạn vẫn có thể bảo vệ cơ thể trước căn bệnh này bằng cách áp dụng một số quy tắc sau:
Bạn cũng có thể ngăn ngừa một số nguyên nhân gây xơ gan. Nếu nghi ngờ bạn có nguy có mắc bệnh xơ gan, bác sĩ sẽ theo dõi chức năng của gan thường xuyên để sớm phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Các chuyên gia cũng có khả năng yêu cầu bạn thực hiện xét nghiệm máu và hình ảnh để sớm phát hiện triệu chứng của hội chứng gan thận.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!