backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Quả khế (trái khế): Dùng đúng có lợi, dùng sai gây hại!

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Hồng Nhung · Ngày cập nhật: 10/04/2023

Quả khế (trái khế): Dùng đúng có lợi, dùng sai gây hại!

Bạn có thể nấu nhiều món ăn đậm đà hương vị với quả khế như canh chua, cá rô kho, ốc xào… Đây là những món ăn vừa thơm ngon lại bổ dưỡng vì mang đến rất nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, đôi khi ăn khế không đúng cách cũng có thể gây ra những tác hại đối với sức khỏe đấy!

Với hình dạng đặc biệt cùng vị chua ngọt đặc trưng, khế là một loại trái cây rất được nhiều người ưa thích. Cụ thể ăn khế có tác dụng gì? Tác dụng và tác hại của quả khế ra sao? Mời bạn cùng tìm hiểu qua những thông tin mà Hello Bacsi tổng hợp được trong bài viết sau!

Ăn khế có tác dụng gì?

Bạn có tường băn khoăn, thắc mắc rằng ăn khế có tác dụng gì hay ăn khế có tốt không mà sao loại quả này được nhiều người ưa chuộng đến thế? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, tác dụng của trái khế giúp mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, cụ thể:

1. Tác dụng của quả khế : Giúp hỗ trợ tiêu hóa

Tác dụng của quả khế hỗ trợ tiêu hóa

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích nên ăn các thực phẩm giàu chất xơ như quả khế để hỗ trợ tiêu hóa. Chất xơ có thể hỗ trợ điều trị nhiều bệnh đường tiêu hóa như bệnh nhu động ruột bất thường, chứng khó tiêu… Ngoài ra, chất xơ cũng giúp hỗ trợ sự phát triển của lợi khuẩn trong ruột già giúp ngăn ngừa các bệnh đường ruột do nhiễm khuẩn.

2. Trái khế hỗ trợ giảm cân

Người muốn giảm cân ăn khế có tốt không hay muốn giảm cân ăn khế có tốt không là những thắc mắc rất thường gặp. Câu trả lời là có.

Quả khế chứa nhiều loại dưỡng chất tốt cho sức khỏe nhưng lại chứa rất ít calo. Vì vậy, khế là lựa chọn lý tưởng dành cho những người muốn giảm cân. Cả khế ngọt và khế chua đều chứa nhiều chất xơ và nước nên có thể khiến bạn no lâu. Trái khế cũng chứa một số chất giúp hạn chế cảm giác thèm ăn, hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

3. Quả khế giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch

Khế rất giàu kali, khoáng chất này đóng vai trò quan trọng giúp duy trì sức khỏe tim mạch, điều hòa huyết áp cho cơ thể. Việc sử dụng khế vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày giúp bổ sung kali, ngăn ngừa các bệnh tim mạch hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

4. Tác dụng của khế đối với thị lực

Tác dụng của quả khế đối với thị lực

Ăn khế có tác dụng gì? Theo các chuyên gia sức khỏe, việc ăn khế sẽ bổ sung vitamin A cho cơ thể, hỗ trợ và cải thiện thị lực. Các dưỡng chất này trong trái khế còn giúp ngăn ngừa các vấn đề về mắt như đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.

5. Khê ế là nguồn bổ sung dưỡng chất dồi dào

Giống như nhiều loại rau quả khác, trái khế cũng chứa nhiều dưỡng chất (chất xơ, protein, magie, vitamin…), có lợi cho sức khỏe tổng thể nói chung. Việc bổ sung protein còn hỗ trợ cân bằng nội tiết và giúp hệ thần kinh hoạt động tốt. Các dưỡng chất có trong khế còn có tác dụng duy trì sinh lực cho cơ thể.

6. Quả khế giúp giảm đau

Những chứng đau mạn tính như đau đầu, đau nửa đầu hoặc đau lưng khiến bạn rất khó chịu. Quả khế chứa magie có thể giúp giảm đau hiệu quả. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích các chế độ ăn giàu magie không chỉ giúp giảm đau đầu, đau nửa đầu, đau lưng mà còn giúp giảm đau khớp và chuột rút.

Nếu bạn bị đau nặng, bạn không nên tự ý dùng thuốc hoặc thảo dược mà cần đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.

7. Quả khế có khả năng kháng khuẩn

Quả khế có tác dụng gì hay ăn khế có tác dụng gì? Câu trả lời là ngoài các công dụng kể trên, quả khế còn có công dụng kháng khuẩn.

Một nghiên cứu cho thấy khế có đặc tính kháng khuẩn, giúp hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do các loại vi khuẩn như Salmonella typhus, E. Coli, Bacillus cereus… gây ra. Một số kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy trái khế cũng giúp loại bỏ các yếu tố gây ung thư ruột, tuy nhiên cần có những nghiên cứu sâu hơn.

8. Công dụng của quả khế giúp kháng viêm

Chỉ cần ăn một trái khế, bạn có thể bổ sung rất nhiều dưỡng chất kháng viêm quan trọng với cơ thể bao gồm saponin, flavonoid và vitamin C. Các chứng viêm cần được phát hiện và điều trị kịp thời để tránh gây ra các bệnh mạn tính do viêm, ví dụ như bệnh tim mạch, hô hấp, dạ dày.

9. Quả khế giúp tăng cường miễn dịch

tác dụng của quả khế

Quả khế có nhiều vitamin C, vậy ăn khế có tác dụng gì? Theo các chuyên gia sức khỏe, việc bổ sung các chất chống oxy hóa rất cần thiết để giúp tăng cường miễn dịch, tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật. Khế là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào giúp chống oxy hóa. Nhờ đó giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn, ngăn ngừa ảnh hưởng của vi khuẩn, virus, các gốc tự do, độc tố và tế bào ung thư.

10. Quả khế giúp trị ho

Quả khế có tốt không? Các vitamin và khoáng chất có trong trái khế có công dụng trị ho hiệu quả và giảm bớt các triệu chứng khó chịu. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến khích dùng khế khi bị cảm cúm trừ trường hợp sốt cao. Không chỉ có công dụng hỗ trợ chữa ho, quả khế còn giúp bạn lợi tiểu.

11. Ăn khế giúp ngăn ngừa ung thư

Quả khế giúp cung cấp các chất chống oxy hóa không chỉ giúp tiêu diệt các gốc tự do mà còn cản trở sự phát triển của các tế bào ung thư. Khả năng phòng ngừa ung thư của quả khế đang được các nhà khoa học nghiên cứu sâu hơn.

Lá ổi có trị ung thư không?

12. Quả khế giúp kiểm soát đường huyết

Trái khế có chứa ít đường và chứa nhiều chất xơ, vì vậy có khả năng giúp kiểm soát đường huyết. Quả khế là lựa chọn an toàn và lành mạnh cho những người bị bệnh tiểu đường. Người bệnh tiểu đường có ít lựa chọn các loại trái cây vì phải hạn chế dung nạp đường.

Tuy nhiên cần lưu ý là quả khế tương đối an toàn cho người tiểu đường nhưng bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ điều trị có thể ăn khế hay không, ăn thời điểm nào và bao nhiêu là hợp lý.

13. Tác dụng của quả khế đối với làn da

Khế chứa nhiều dưỡng chất giúp điều trị các bệnh về da như nám da, chàm. Ngoài ra, trái khế cũng giúp trị trứng cá và làm mờ vết sẹo, giúp bạn có một làn da khỏe mạnh hơn. Khế còn chứa nhiều vitamin thấm sâu vào da giúp làm chậm quá trình lão hóa da, hàn gắn các tế bào da và các mô bị tổn thương, ngăn ngừa nếp nhăn giúp da mịn màng.

Tác hại của quả khế bạn cần lưu ý

Khế cũng có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực nếu sử dụng không đúng cách

Ngoài việc đi tìm lời đáp cho thắc mắc ăn khế có  tốt không, nhiều người cũng băn khoăn về các tác hại của khế nếu ăn quá nhiều hay những ai không nên ăn loại quả này. Như trên đã chia sẻ quả khế là một loại quả có hương vị hấp dẫn và đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, loại quả này có thể gây ảnh hưởng như ngộ độc, dị ứng, tương tác thuốc mà bạn đang dùng… Ngoài ra, một số tác hại của khế ngọt bạn nên cẩn trọng là axit oxalic trong khế có thể gây kích ứng da hoặc mẩn ngứa.

Ai không nên ăn khế?

Những người bị bệnh thận và những người đang dùng thuốc nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn khế. Trái khế có chứa hàm lượng oxalate cao có thể gây sỏi thận. Người mắc bệnh thận khi ăn khế có thể dễ bị ngộ độc với các triệu chứng bao gồm lú lẫn, co giật, thậm chí là tử vong.

Một số nghiên cứu cho thấy chất neurotoxin có trong quả khế có thể gây ảnh hưởng tới não và gây các rối loạn thần kinh. Ở những người khỏe mạnh, thận hoạt động tốt có thể đào thải chất neurotoxin này ra khỏi cơ thể, tuy nhiên những người bị bệnh thận không có khả năng này. Hệ quả là sau khi ăn khế, độc tố này sẽ tồn tại trong cơ thể người bị bệnh thận và gây ngộ độc với các triệu chứng nghiêm trọng.

Nguy hiểm tiềm tàng của quả đậu biếc

Cách ăn quả khế tốt cho sức khỏe

Nước ép quả khế

Quả khế có nhiều loại khác nhau ở hương vị. Có loại khế có vị ngọt, có loại có vị chua. Tùy từng bài thuốc trị bệnh, món ăn bạn có thể dùng khế xanh hoặc khế chín. Để tạo nên những món ăn ngon và tốt cho sức khỏe, bạn cần chế biến trái khế đúng cách. Dưới đây một cách chế biến khế đơn giản và tốt cho sức khỏe:

Xử lý trước khi ăn khế tươi

  • Lựa chọn khế phù hợp với bài thuốc và món ăn. Đối với khế chua, khế chín thường có màu vàng đậm.
  • Rửa sạch quả, cắt bỏ rìa từng múi khế, vì phần rìa này thường có vị chát, ảnh hưởng tới khẩu vị của món ăn
  • Cắt khế thành những miếng nhỏ, bỏ hạt, chấm kèm khế với muối ớt, muối vừng để tăng hương vị.

Dùng trái khế để chế biến món ăn

Sau khi rửa sạch và cắt bỏ rìa, bạn có thể sử dụng khế để:

  • Làm mứt, thạch
  • Làm nước ép, thức uống
  • Trang trí các món ăn, cho vào các món bánh
  • Nấu canh chua với cá, hải sản như nghêu, sò
  • Thái mỏng và cho vào món salad, các món trộn…

Hello Bacsi hy vọng rằng, qua những thông tin chia sẻ trong bài viết, bạn đã có được những thông tin thỏa đáng cho thắc mắc quả khế có tác dụng gì hay ăn khế nhiều có tác hại gì không.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Hồng Nhung · Ngày cập nhật: 10/04/2023

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo