backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

1

Hỏi bác sĩ
Lưu

Ăn cay bị đau bụng có sao không? 3 vấn đề tiêu hóa cần lưu ý

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn · Ngày cập nhật: 29/06/2023

    Ăn cay bị đau bụng có sao không? 3 vấn đề tiêu hóa cần lưu ý

    Không thể phủ nhận các lợi ích của thực phẩm và gia vị cay như giúp tăng cảm giác ngon miệng, cải thiện tim mạch, giảm cân, thúc đẩy quá trình trao đổi chất… Thế nhưng, lại có không ít trường hợp ăn cay bị đau bụng, ăn cay bị tiêu chảy. Dấu hiệu này cảnh báo điều gì? 

    Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ăn cay đau bụng. Bởi vì mặt trái của việc tiêu thụ thức ăn cay là có thể làm trầm trọng thêm các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Nói cách khác, nếu thường xuyên ăn thức ăn quá cay, bạn sẽ gặp những dấu hiệu như đau bụng, ợ chua, ợ nóng, cảm giác nóng rát bao tử… Do đó, hãy chú ý hơn đến tình trạng hệ tiêu hóa của mình và đi khám ngay nếu cơn đau không tự thuyên giảm bạn nhé!

    Tại sao ăn cay lại đau bụng? Vạch trần 3 nguyên nhân chính

    Tại sao ăn cay lại đau bụng hay ăn cay bị đau bụng là do đâu? Theo các chuyên gia sức khỏe, việc tiêu thụ gia vị, thực phẩm cay không gây ra các bệnh ở đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày… nhưng có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng của những căn bệnh này. Vì vậy, nếu ăn cay bị đau bụng và khó chịu hay ăn cay bị tiêu chảy và đau bụng, nguyên nhân có thể là do bạn đang mắc một số bệnh tiêu hóa sau đây:

    1. Viêm dạ dày

    ăn cay bị đau bụng

    Tại sao ăn đồ cay bị đau bụng? Viêm dạ dày xảy ra khi lớp niêm mạc dạ dày của bạn bị đỏ, sưng và dễ bị tổn thương. Trong hầu hết trường hợp, axit không thể làm tổn thương dạ dày. Thế nhưng, nếu bạn ăn quá nhiều đồ cay nóng mỗi ngày thì đây là một trong những nguyên nhân khiến niêm mạc dạ dày bị viêm và kích ứng, dẫn đến tình trạng đau bụng do ăn cay.

    Bên cạnh triệu chứng ăn cay bị đau bụng, bạn cũng nên lưu ý đến một số dấu hiệu khác của viêm dạ dày như đầy bụng, ợ hơi, buồn nôn, ói mửa, mất cảm giác thèm ăn…

    2. Trào ngược dạ dày thực quản

    Bạn thích ăn mì cay nhưng ngặt một nỗi ăn mì cay bị đau bụng? Vậy tại sao ăn cay lại đau bụng?

    Hiện tượng ăn cay bị đau bụng kèm theo chứng ợ chua và khó tiêu là những dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Các chuyên gia lý giải rằng, ớt cay, cà ri cay hoặc bất kỳ thực phẩm cay nào khác cũng có thể kích hoạt trào ngược dịch vị trong dạ dày lên thực quản. Cũng vì vậy mà bạn ăn đồ cay nóng bị đau bụng, chứng ợ nóng, ợ chua.

    Thêm vào đó, hợp chất capsaicin có trong thực phẩm cay được chứng minh là làm chậm tốc độ tiêu hóa. Do đó, thức ăn sẽ ở trong dạ dày lâu hơn khiến bạn khó tiêu, ợ chua, thậm chí là đau bụng do ăn cay.

    3. Ăn cay bị đau bụng kèm tiêu chảy

    Không chỉ có hiện tượng ăn cay bị đau bụng mà còn có một số trường hợp ăn cay bị tiêu chảy. Vậy ăn cay bị tiêu chảy là do đâu? Tình trạng này được các bác sĩ lý giải là có liên quan đến viêm dạ dày, viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích (IBS), rối loạn tiêu hóa, thiếu men tiêu hóa…

    Không những vậy, nếu bạn bị đau bụng kèm tiêu chảy sau khi ăn cay, rất có thể là do các món cay đó chứa nhiều dầu mỡ, gia vị hoặc thành phần nhân tạo. Đây là những yếu tố gây kích ứng cho niêm mạc dạ dày và ruột. Nếu bạn không xác định rõ nguyên nhân ăn cay bị đau bụng tiêu chảy, hãy đi khám càng sớm càng tốt nhé!

    Ăn cay nhiều có tốt không? Những điều bạn cần biết

    ăn cay nhiều có tốt không

    Ăn đồ cay bị đau bụng, ăn cay bị tiêu chảy phải làm sao, có cần kiêng đồ cay? Nhìn chung, việc ăn thực phẩm có gia vị cay vẫn đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn nên chú ý đến tần suất và mức độ ăn cay của mình để điều chỉnh hợp lý, an toàn cho hệ tiêu hóa và phòng ngừa tình trạng ăn cay bị đau bụng. Bên cạnh đó, đối với vấn đề ăn cay nhiều có tốt không? Các chuyên gia đã đưa ra những kết luận mà bạn nên lưu ý:

    • Bạn có thể yên tâm rằng việc tiêu thụ thực phẩm cay ở mức độ vừa phải mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
    • Thực phẩm cay không gây loét dạ dày. Thế nhưng, hãy cẩn thận nếu bạn mắc hội chứng ruột kích thích (IBS), viêm dạ dày, đau dạ dày, viêm ruột, khó tiêu… Về cơ bản, nếu bị đau dạ dày sau khi ăn cay, bạn nên hạn chế ăn hoặc chỉ ăn cay ở mức độ nhẹ (nếu quá thèm).
    • Bạn nên cân nhắc trước khi dùng gia vị hoặc thực phẩm đóng gói (mì tôm) có dán nhãn cảnh báo về mức độ siêu cay.
    • Thức ăn cay không gây ra bệnh trĩ nhưng có thể khiến bạn cảm thấy bỏng rát nếu đang bị nứt hậu môn nên hãy lưu ý.
    • Đừng để gia vị, thức ăn cay tiếp xúc với mắt.
    • Hãy dùng găng tay khi nấu ăn hoặc xử lý gia vị, thực phẩm cay nóng.

    Bên cạnh đó, hãy ngưng ăn các món cay lập tức nếu bạn gặp phải những vấn đề sau:

    • Ăn cay bị đau bụng, ợ chua, đầy hơi, buồn nôn hay tiêu chảy.
    • Ăn cay nhiều khiến bạn bị đau họng, sưng viêm và khó chịu ở cổ họng.
    • Ăn cay khiến bạn ợ nóng và mất ngủ.

    Có thể nói, hiện tượng ăn cay bị đau bụng hoặc ăn cay bị tiêu chảy là dấu hiệu cho thấy hệ tiêu hóa của bạn đang phản ứng lại các kích thích từ thực phẩm, gia vị cay nóng. Nếu bạn được chẩn đoán mắc các bệnh liên quan đến dạ dày và ruột thì cách tốt nhất là nên hạn chế ăn cay. Thay vào đó, hãy bổ sung thực phẩm chứa các chất béo lành mạnh, chất xơ và men vi sinh có lợi cho hệ tiêu hóa nhé.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn · Ngày cập nhật: 29/06/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo