Kho quẹt là món ăn dân dã quen thuộc của người Việt Nam, nổi bật với vị mặn ngọt đậm đà và sự kết hợp hài hòa của các nguyên liệu như thịt ba chỉ, tôm khô, tóp mỡ. Tuy nhiên, với những người mắc các bệnh mạn tính như cao huyết áp, tiểu đường hay bệnh tim mạch, cách làm kho quẹt truyền thống lại không lành mạnh do lượng đường, muối và chất béo bão hòa khá cao. Vì thế, việc điều chỉnh công thức kho quẹt sao cho lành mạnh hơn rất quan trọng.
Bài viết này sẽ cung cấp những công thức cách làm kho quẹt phù hợp cho người bệnh mạn tính, ít muối, ít béo và hạn chế đường. Từ đó, mọi người vẫn có thể thưởng thức món ăn này mà không lo ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Những lưu ý khi làm kho quẹt cho người bệnh mạn tính
Cách làm kho quẹt cho người bệnh mạn tính cần phải điều chỉnh như sau:
- Giảm lượng muối: Thay vì sử dụng nước mắm thông thường, bạn có thể sử dụng nước mắm ít muối hoặc thay thế hoàn toàn bằng nước tương ít natri để hạn chế lượng natri trong món ăn.
- Tránh sử dụng chất béo bão hòa: Cách làm kho quẹt tóp mỡ tôm khô truyền thống thường sử dụng nhiều thịt mỡ, tóp mỡ để tạo độ béo ngậy. Tuy nhiên, bạn nên cắt bỏ hoặc thay thế các chất béo bão hòa này bằng dầu thực vật như dầu ô liu, dầu hạt cải để bảo vệ sức khỏe tim mạch.
- Hạn chế đường: Để đảm bảo món ăn phù hợp cho người tiểu đường, bạn có thể thay thế đường kính bằng các chất tạo ngọt tự nhiên như đường cỏ ngọt, đường la hán, đường thốt nốt hoặc một số loại đường ăn kiêng khác.
- Tăng cường rau củ: Sử dụng các loại nấm, đậu hũ hay các loại rau củ để thay thế một phần protein động vật, giúp tăng cường chất xơ và giảm calo trong món kho quẹt.
Cách làm kho quẹt không thịt – kho quẹt chay cho người cao huyết áp
Nguyên liệu:
- 200g nấm đông cô
- 100g đậu hũ
- 2 củ hành tím, băm nhỏ
- 2 tép tỏi, băm nhỏ
- 3-4 muỗng canh nước tương ít muối
- 1-2 muỗng cà phê đường ăn kiêng (hoặc theo khẩu vị).
Cách làm:
- Phi thơm hành tím và tỏi băm
- Thêm nấm đông cô vào xào cùng đến khi nấm chín mềm
- Pha hỗn hợp nước tương ít muối và đường ăn kiêng vào một bát riêng, khuấy đều và cho vào chảo. Đun lửa nhỏ cho đến khi hỗn hợp sệt lại, nếm lại cho vừa miệng.
- Cho đậu hũ vào kho cùng cho đến khi thấm gia vị và có độ sệt đặc.
Công thức kho quẹt sệt dành cho người tiểu đường
Nguyên liệu:
- 150g nấm rơm
- 100g tôm khô
- 2 củ hành tím, băm nhỏ
- 2 tép tỏi, băm nhỏ
- 3 muỗng canh nước mắm giảm mặn
- 1-2 muỗng cà phê đường thốt nốt.
Cách làm:
- Phi hành tỏi cho thơm, sau đó cho nấm rơm và tôm khô vào xào đều.
- Pha nước mắm giảm mặn với đường thốt nốt và tiêu, rồi cho vào chảo.
- Đun nhỏ lửa, khuấy đều cho đến khi nước kho quẹt sệt lại.
- Đảm bảo nước kho quẹt không quá mặn hoặc quá ngọt để phù hợp với người mắc bệnh tiểu đường.
Cách làm kho quẹt chấm rau củ cho người bệnh tim mạch
Nguyên liệu:
- Rau củ luộc: đậu bắp, cà rốt, bông cải, mướp đắng,…
- 100g nấm bào ngư
- 2 muỗng canh dầu ô liu
- 3 muỗng canh nước tương ít natri.
Cách làm:
- Phi hành tỏi với dầu ô liu cho thơm, sau đó cho nấm bào ngư vào xào.
- Pha sốt kho quẹt từ nước tương ít natri, tiêu, đường ăn kiêng và đun nhỏ lửa cho sệt lại.
- Ăn kèm kho quẹt với rau củ luộc, vừa ngon miệng lại giàu chất xơ.
Cách làm kho quẹt không dầu mỡ cho người béo phì, thừa cân
Nguyên liệu:
- 100g đậu hũ
- 3 muỗng canh nước tương ít muối
- 50g nấm hương khô
- 2 củ hành tím, băm nhỏ
- 2 tép tỏi, băm nhỏ
Cách làm:
- Phi thơm hành tím và tỏi băm.
- Cho nấm hương và đậu hũ vào, thêm nước tương pha loãng vào kho trên lửa nhỏ.
- Thêm tiêu và ớt để món ăn thêm phần hấp dẫn, không cần dầu mỡ mà vẫn đậm đà.
Mẹo đưa món kho quẹt vào chế độ ăn cho người bệnh mạn tính
- Phân bổ khẩu phần: Kho quẹt nên được sử dụng như món phụ trong bữa ăn, không phải món chính để tránh lượng calo quá cao.
- Cách làm kho quẹt kết hợp với thực phẩm lành mạnh: Ăn kèm rau củ, cơm gạo lứt hoặc bánh mì nguyên cám để bổ sung thêm chất xơ và vitamin.
- Theo dõi phản ứng cơ thể: Người bệnh tiểu đường và cao huyết áp nên đo các chỉ số đường huyết và huyết áp sau bữa ăn, từ đó điều chỉnh khẩu phần món kho quẹt cho phù hợp.
- Giảm nguy cơ tăng đường huyết và huyết áp: Công thức kho quẹt ít muối và ít đường giúp kiểm soát các chỉ số huyết áp và đường huyết tốt hơn.
- Hỗ trợ sức khỏe tim mạch: Việc loại bỏ chất béo bão hòa và tăng cường chất xơ từ rau củ giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch hiệu quả.
- Đảm bảo dinh dưỡng trong bữa ăn: Món kho quẹt sau khi điều chỉnh sẽ cung cấp đủ dinh dưỡng, cân bằng giữa chất xơ, protein và năng lượng.
Kho quẹt hoàn toàn có thể được điều chỉnh để phù hợp với chế độ ăn uống của người mắc bệnh mạn tính. Hãy thử ngay các công thức cách làm kho quẹt ít muối, ít béo, không đường theo công thức hướng dẫn phía trên để thưởng thức được một món ăn ngon truyền thống mà vẫn đảm bảo sức khỏe nhé!
Theo Tổ chức Y tế Thể giới (WHO), ít nhất 80% các bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường; đồng thời 40% các bệnh ung thư có thể được ngăn ngừa và kiểm soát tốt nếu mọi người ăn uống lành mạnh hơn, bên cạnh việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt, tập luyện và không hút thuốc lá.
Qua loạt nội dung này, Hello Bacsi mong rằng bạn và người thân có thể chủ động hơn trong việc chăm sóc và quản lý sức khỏe bản thân và gia đình một cách hiệu quả và tối ưu.
[embed-health-tool-bmi]