Người mắc bệnh tiểu đường loại 2 có thể lựa chọn những loại thực phẩm và đồ uống có chứa đường ăn kiêng. So với những thực phẩm có đường, chất làm ngọt trong đường ăn kiêng ít tác động và ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
Đường ăn kiêng có tốt không? Đường ăn kiêng không có dinh dưỡng, không làm tăng khả năng phát triển sâu răng. Đó là lý do tại sao chúng được sử dụng trong các sản phẩm vệ sinh răng miệng, chẳng hạn như nước súc miệng và kem đánh răng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng xylitol có thể giúp ngăn ngừa sâu răng.
Đường ăn kiêng có hại không?
Một số chất tạo ngọt trong đường ăn kiêng kể trên đã được FDA kiểm định an toàn. Tuy nhiên, đường ăn kiêng vẫn mang đến một vài bất lợi cho sức khỏe như:
- Không cung cấp đủ calo cho hoạt động của cơ thể
Chúng ta cần chế độ dinh dưỡng thích hợp để có đủ calo cung cấp năng lượng cho một ngày hoạt động, đặc biệt là trẻ em. Việc nạp quá nhiều thực phẩm chứa hàm lượng calo thấp có thể có dẫn đến nguy cơ cơ thể không có đủ calo để duy trì sự phát triển bình thường.
Ngay cả trong quá trình giảm cân, chúng ta cần phải tiêu thụ đủ calo dựa trên chiều cao và cân nặng riêng. Hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để lập kế hoạch bữa ăn đủ dinh dưỡng và đáp ứng các hướng dẫn về chế độ ăn uống.
Đồ uống có chất làm ngọt không dinh dưỡng. Để cơ thể có đủ lượng carbohydrate cần thiết, bạn có thể thay thế đường kính và đường ăn kiêng bằng các loại đường tự nhiên. Chẳng hạn như, bạn có thể thay thế nước ngọt “không đường” bằng đồ uống bổ dưỡng khác như sữa ít béo, nước ép hoa quả.
Trong một số trường hợp, chất làm ngọt nhân tạo có thể biến đổi hóa học khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, chẳng hạn như những chất cần thiết cho nấu ăn và nướng.
Để sử dụng đường ăn kiêng trong việc nấu nướng hàng ngày, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng. Ngoài ra, bạn cũng có thể cân nhắc những công thức nấu ăn dành riêng cho đường ăn kiêng.
Những lưu ý khi lựa chọn đường ăn kiêng
Đường ăn kiêng không dành cho tất cả mọi người. Nếu có những tình trạng sức khỏe dưới đây, bạn nên tránh xa đường ăn kiêng:
- Những người mắc chứng rối loạn chuyển hóa hiếm gặp phenylketon niệu (PKU) không thể chuyển hóa axit amin phenylalanin. Loại axit amin này được tìm thấy trong aspartame, một loại chất tạo ngọt của đường ăn kiêng. Vì vậy, theo chuyên gia, những người mắc chứng PKU nên tránh aspartame.
- Những người bị dị ứng với sulfonamit – một loại hợp chất mà có chứa saccharin. Đường ăn kiêng chứa saccharin có thể dẫn đến khó thở, phát ban hoặc tiêu chảy.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cho thấy một số chất làm ngọt nhân tạo như sucralose làm giảm độ nhạy insulin và ảnh hưởng đến vi khuẩn đường ruột. Đường ăn kiêng có thể thay đổi thành phần và chức năng của hệ vi sinh vật đường ruột. Từ đó gây ra rối loạn vi sinh vật đường ruột.
Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, hoặc muốn kiểm soát cân nặng, đường ăn kiêng là sự thay thế phù hợp. Tuy nhiên, chất tạo ngọt trong đường ăn kiêng có thể gây ra tác dụng phụ trong vài trường hợp. Hơn nữa, đường ăn kiêng không cung cấp, hoặc cấp rất ít calo cho hoạt động của cơ thể. Và dĩ nhiên, chúng không có giá trị dinh dưỡng đối với cơ thể của bạn. Chính vì thế, nếu bạn muốn thay thế hoàn toàn lượng đường bổ sung bằng đường ăn kiêng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Hy vọng qua bài viết, bạn đã tìm được câu trả lời cho thắc mắc: Đường ăn kiêng có tốt không. Chúc bạn lựa chọn được chế độ ăn uống phù hợp với thể trạng của mình!
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!