Hiểu rõ các triệu chứng của bệnh tiểu đường sẽ giúp bạn sớm phát hiện và có cách điều trị hiệu quả nhất nhằm ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.
Bạn có chắc chắn muốn đăng xuất?
Hiểu rõ các triệu chứng của bệnh tiểu đường sẽ giúp bạn sớm phát hiện và có cách điều trị hiệu quả nhất nhằm ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.
Tiểu đường (đái tháo đường) là một bệnh mạn tính với đặc trưng là lượng đường trong máu luôn cao hơn mức bình thường do cơ thể thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa chất đường trong máu. Tình trạng này không chỉ làm giảm chất lượng sống mà còn ảnh hưởng tới tuổi thọ và tính mạng của người bệnh. Đó là lý do vì sao nhận biết sớm triệu chứng bệnh tiểu đường và cách chữa trị lại quan trọng, nhất là khi triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh khác.
Có hai dạng tiểu đường chính là tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. Do mức độ tiến triển của tiểu đường tuýp 1 rất nhanh chóng nên các biểu hiện thường xuất hiện ồ ạt và trầm trọng. Còn bệnh tiểu đường tuýp 2 tiến triển âm thầm trong nhiều năm nên các dấu hiệu thường không điển hình.
Giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường tuýp 2 thường tiến triển trong vòng 5 – 10 năm kèm theo sự xuất hiện của một số biểu hiện sau đây:
Không có quá nhiều lựa chọn cho người tiểu đường tuýp 1, bởi họ phải tiêm insulin tới suốt đời. Tuy nhiên, người tiểu đường tuýp 2 (chiếm hơn 90% trong tổng số người mắc tiểu đường) lại có nhiều cơ hội hơn để làm chậm tiến triển của bệnh, thậm chí có thể kéo dài thời gian sử dụng thuốc lên tới 5 năm.
Một trong những lý do chính khiến bệnh tiểu đường tuýp 2 ngày càng gia tăng và trẻ hóa là do lối sống ít vận động, ăn quá nhiều thức ăn nhanh và ô nhiễm thực phẩm. Chính vì lẽ đó mà việc điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 không thể thiếu các phương pháp đi từ gốc như kiểm soát chế độ ăn uống, tăng cường rèn luyện thể chất và hướng tới lối sống tích cực.
Nếu đường huyết không được kiểm soát tốt bằng các phương pháp không dùng thuốc, bệnh nhân phải sử dụng thuốc Tây y hạ đường huyết. Dựa vào đáp ứng của người bệnh, mức đường huyết, bác sĩ sẽ có những tư vấn cụ thể. Khi đó, bạn nên cố gắng dùng thuốc theo đúng chỉ định về liều lượng, thời gian sử dụng, đồng thời tái khám theo định kỳ để được kiểm tra thường xuyên.
Nếu gặp phải bất thường khi dùng thuốc, bạn nên thông báo với bác sĩ để được hướng dẫn cách xử trí. Một số tác dụng không mong muốn có thể xuất hiện bao gồm: buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa, dị ứng, da nổi mẩn đỏ, ngứa, hạ đường huyết cấp…
Người bệnh tiểu đường tuýp 2 từ lâu đã xem các bài thuốc nam như một giải pháp hỗ trợ giúp giảm đường huyết tự nhiên và an toàn. Ngày nay, nhiều nghiên cứu cho thấy sử dụng các thảo dược truyền thống như lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng… vẫn luôn là lợi thế bởi có tác động toàn diện lên chu trình chuyển hóa đường của cơ thể.
Các bài thuốc nam luôn hướng đến sự cân bằng các chức năng của mọi cơ quan trong cơ thể, trong đó quan trọng nhất là giúp bảo vệ, tái tạo các tế bào sản xuất insulin đã bị tổn thương của tuyến tụy. Đồng thời giúp cơ thể tự thiết lập và cân bằng lại các rối loạn chuyển hóa, hướng tới việc giảm và ổn định đường huyết một cách tự nhiên nhất.
Tin vui là tại Việt Nam, bạn có thể dễ dàng tìm thấy các thảo dược quý trong bài thuốc nam dân gian từ thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex. Đây là sản phẩm đầu tiên dành cho người tiểu đường tuýp 2, đặc biệt hiệu quả cho người tiền tiểu đường với mục tiêu giảm đường huyết.
Tình cờ biết đến thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex (*), ông Hạnh như “người chết đuối vớ được cọc” vì tìm thấy cơ hội chữa trị bệnh bằng các thảo dược tự nhiên. Chỉ trong vòng 4 tháng kể từ khi dùng thêm sản phẩm Glutex, chỉ số HbA1c của ông Hạnh từ 8.5% đã giảm chỉ còn 5%, đường huyết và huyết áp ổn định. Ông nói: “Thế là từ nay về sau tôi đã yên tâm chung sống với bệnh tiểu đường tuýp 2 rồi”.
Hiểu được triệu chứng bệnh tiểu đường và cách chữa trị, bạn sẽ có thể lên kế hoạch đẩy lùi bệnh tật một cách hiệu quả hơn. Nếu biết mình có bệnh, đừng để tình trạng chuyển biến nặng mới lo bởi khi đó sẽ rất khó chữa!
(*) Thực phẩm này không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh.
Sử dụng công cụ này để kiểm tra chỉ số khối cơ thể (BMI) để biết bạn có đang ở mức cân nặng hợp lý hay không. Bạn cũng có thể kiểm tra chỉ số BMI của trẻ tại đây.
Nam
Nữ
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Type 2 diabetes: Symptoms and conditions https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/type-2-diabetes/symptoms-causes/syc-20351193 Ngày truy cập: 14/01/2018
Type 1 and Type 2 Diabetes: What’s the Difference? https://www.healthline.com/health/difference-between-type-1-and-type-2-diabetes Ngày truy cập: 14/01/2018
Understanding medication – Type 2 diabetes https://www.nhs.uk/conditions/type-2-diabetes/understanding-medication/ Ngày truy cập: 14/01/2018
Diabetes Symptoms https://www.cdc.gov/diabetes/basics/symptoms.html Ngày truy cập: 12/5/2021
Symptoms & Causes of Diabetes https://www.niddk.nih.gov/health-information/diabetes/overview/symptoms-causes Ngày truy cập: 12/5/2021
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!