Theo Hiệp hội Tiểu đường Mỹ, những người bị tiểu đường có nguy cơ cao bị viêm nướu, bệnh nướu răng và viêm nha chu (viêm nướu nghiêm trọng vì sẽ phá hủy xương). Bệnh tiểu đường còn ảnh hưởng đến khả năng chống lại vi khuẩn gây nhiễm trùng nướu. Bệnh nướu răng cũng ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát đường huyết của cơ thể.
Bệnh tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ bị bệnh tưa miệng (nấm miệng), một loại nhiễm trùng do nấm. Ngoài ra, những người bị bệnh tiểu đường dễ bị khô miệng. Tình trạng này làm tăng nguy cơ viêm loét miệng, đau nhức, sâu răng, nhiễm trùng răng miệng.
Các yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường và các vấn đề về sức khỏe răng miệng

Người bị bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe răng miệng cao hơn những người khác. Ví dụ, những người không duy trì khả năng kiểm soát chặt chẽ lượng đường trong máu dễ mắc bệnh về nướu hơn.
Vi khuẩn gây sâu răng sử dụng đường trong răng. Khi lượng đường trong máu của bạn quá cao do chế độ ăn uống chứa quá nhiều đường hoặc tinh bột, sẽ có nhiều đường cho vi khuẩn hơn.
Ngoài ra, nếu bạn bị tiểu đường mà lại hút thuốc, thì bạn có nguy cơ gặp các vấn đề răng miệng cao hơn so với những người bị bệnh tiểu đường nhưng không hút thuốc.
Theo Viện Y tế Quốc gia, có hơn 400 loại thuốc gây ra khô miệng, bao gồm các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị đau thần kinh tiểu đường hoặc bệnh thần kinh. Bạn có thể hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ xem thuốc của bạn có làm tăng nguy cơ khô miệng hay không. Nếu cần thiết, nha sĩ có thể kê toa nước súc miệng để làm giảm các triệu chứng khô miệng cho bạn.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!