Bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 đều có đặc trưng là mức đường huyết cao hơn bình thường. Song bạn cần phân biệt sự khác nhau giữa tiểu đường tuýp 1 và 2 để có cách chăm sóc sức khỏe phù hợp.
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai · Dược · Đại học Nguyễn Tất Thành
Bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 đều có đặc trưng là mức đường huyết cao hơn bình thường. Song bạn cần phân biệt sự khác nhau giữa tiểu đường tuýp 1 và 2 để có cách chăm sóc sức khỏe phù hợp.
Không phải lúc nào các biểu hiện cũng rõ ràng để chúng ta có thể xác định được loại bệnh tiểu đường. Điển hình là những người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 (đái tháo đường) sẽ thừa cân và không phải tiêm insulin, trong khi những người có bệnh tiểu đường tuýp 1 phải tiêm insulin và bị thiếu cân.
Tuy vậy, những khái niệm này không phải lúc nào cũng đúng. Khoảng 20% những người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 có cân nặng bình thường khi phát hiện bệnh, và nhiều người trong số họ vẫn phụ thuộc vào insulin. Trong một số trường hợp, những người bị bệnh tiểu đường tuýp 1 vẫn bị thừa cân. Vì cả hai tuýp bệnh tiểu đường rất đa dạng và không thể đoán trước, nên thường rất khó xác định bạn bị tiểu đường tuýp nào.
Giả định rằng một người thừa cân có đường huyết cao thì mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 là không chính xác, bởi vì người bệnh có thể mắc bệnh tiểu đường tuýp 1. Trong một số trường hợp, khi không rõ bạn mắc bệnh tiểu đường tuýp nào, bác sĩ cần thực hiện thêm các xét nghiệm chuyên biệt để đề xuất cách điều trị thích hợp nhất.
Mặc dù có những điều không chắc chắn từ chẩn đoán về bệnh tiểu đường, nhưng có một vài đặc điểm riêng biệt khi so sánh tiểu đường tuýp 1 và 2.
Xin lưu ý rằng những khác biệt này được dựa trên sự tổng hợp và vẫn có ngoại lệ (ví dụ như nhiều trường hợp được chẩn đoán ở tuổi trưởng thành, là một khái niệm không phải lúc nào cũng đúng).
Bảng so sánh phân biệt tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 sau đây nên được xem như một hướng dẫn cơ bản về những khác nhau giữa bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. Bạn lưu ý rằng đây không phải là quy chuẩn chung cho tất cả người bệnh.
Thông tin và tình trạng bệnh | Tiểu đường tuýp 1 | Tiểu đường tuýp 2 |
Độ tuổi | Bắt đầu ở độ tuổi 4 – 7 tuổi và 10 – 14 tuổi | Chủ yếu ở người trưởng thành. Hiện, có khá nhiều trẻ em chẩn đoán mắc bệnh này. |
Triệu chứng | Tăng khát nước, đi tiểu thường xuyên, đói và giảm cân không mong muốn cùng với sự mệt mỏi, yếu đuối, khó chịu, thay đổi tâm trạng và thị lực giảm. Trẻ em: đái dầm ban đêm Phụ nữ: nhiễm nấm âm đạo thường xuyên | Tăng khát đi kèm tăng tần suất đi tiểu. Giảm cân nặng mặc dù gia tăng cơn đói đi kèm với thị lực mờ và mệt mỏi. Các triệu chứng khác bao gồm nhiễm trùng thường xuyên, các vết loét lành lại rất chậm và xuất hiện các viền da màu tối. |
Nguyên nhân | Xảy ra khi các tế bào tụy bị tấn công bởi hệ thống miễn dịch dẫn đến sản xuất insulin giảm. | Tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin để điều tiết lượng đường thừa sau khi ăn. |
Điều trị | Không thể ngăn chặn và không thể chữa khỏi. Phải được theo dõi mức đường trong máu nhiều lần mỗi ngày và dùng liều insulin cho phù hợp. | Có thể được kiểm soát tốt bằng chế độ ăn uống hợp lý, lối sống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên. Thuốc giúp làm tăng sản xuất insulin và ngăn ngừa kháng insulin. |
Phòng ngừa | Chưa có phương pháp phòng ngừa | Có thể ngăn ngừa bằng cách lựa chọn lối sống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên |
Nhiều người sẽ thắc mắc rằng bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 cái nào nặng hơn hay tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ? Hay tiểu đường nào nặng nhất? Rất khó đưa ra câu trả lời chính xác bởi tiểu đường tuýp 1 hay tuýp 2 nặng hơn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố. Dù đều là bệnh mãn tính nhưng tiểu đường tuýp 1 và 2 khác nhau ở dấu hiệu và cách kiểm soát bệnh. Khi biết cách phân biệt tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2, bạn sẽ biết phải chăm sóc sức khỏe bản thân (hoặc người bệnh) thế nào để kiểm soát, tránh biến chứng tiểu đường.
Bạn có thể xem thêm bài viết: Tiểu đường type 1 là nặng hay nhẹ? Biến chứng bệnh tiểu đường type 1
Bệnh tiểu đường tuýp 1 là gì? Đây là một bệnh tự miễn, có nghĩa là do hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các bộ phận của cơ thể. Lúc này, hệ thống miễn dịch xác định sai mục tiêu và hướng đến các tế bào beta sản xuất insulin trong tuyến tụy.
Chưa ai biết được nguyên nhân gây tiểu đường tuýp 1 là gì hay làm thế nào để ngăn chặn nó. Các hệ thống miễn dịch của bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 tiếp tục tấn công các tế bào beta cho đến khi tuyến tụy mất khả năng sản xuất insulin.
Những người bị bệnh tiểu đường tuýp 1 cần phải tiêm insulin để bù đắp lại sự chết đi của các tế bào beta trong cơ thể. Bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 phải phụ thuộc insulin.
Khi phân biệt tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2, bạn sẽ thấy dấu hiệu tiểu đường tuýp 2 khác với dấu hiệu tuýp 1. Các hệ thống tự miễn dịch của bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 không tấn công các tế bào beta. Thay vào đó, bệnh tiểu đường tuýp 2 xảy ra khi cơ thể mất khả năng đáp ứng lại insulin. Tình trạng này được gọi là kháng insulin.
Cơ thể bù đắp lại sự hoạt động thiếu hiệu quả của insulin bằng cách sản xuất ra nhiều hơn, nhưng không phải lúc nào cũng đủ. Theo thời gian sẽ làm suy giảm chức năng tiết insuline của tế bào beta.
Bạn có thể quan tâm: 6 cách ăn uống phòng chống bệnh tiểu đường tuýp 2
Những người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 cần phải tiêm insulin, vì một trong hai lý do sau:
Bạn có thể xem thêm: Tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ so với tuýp 1 và tuýp 3?
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!