1. Điều chỉnh lối sống lành mạnh
Thay vì hoang mang với những câu hỏi như: “Bệnh tiểu đường có chữa được không?”, “Bệnh tiểu đường có hết không?” hay “Bệnh tiểu đường có trị dứt điểm được không?”, bạn nên tìm hiểu cách kiểm soát bệnh càng sớm càng tốt. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được đường huyết trong giới hạn cho phép và giảm thiểu nguy cơ phát triển các biến chứng bằng thuốc điều trị cùng với lối sống lành mạnh.
Sau đây là các lối sống lành mạnh mà bạn nên điều chỉnh:
• Duy trì chế độ ăn tốt cho người tiểu đường: tăng cường chất xơ, cắt giảm chất béo và lượng carbohydrate (có trong tinh bột và đường).
• Tăng cường vận động thể chất: Hiệp hội Tiểu đường Mỹ khuyến cáo bạn nên tập thể dục ít nhất 30 – 60 phút/ngày với những bài tập cường độ vừa phải như đi bộ, đạp xe, bơi lội… Mỗi tuần cần tập ít nhất 5 ngày và không nghỉ tập ở 2 ngày liên tiếp.
• Kiểm soát trọng lượng khỏe mạnh: Nếu bạn có thừa cân hay béo phì, hãy lên kế hoạch để giảm cân và duy trì nó ở mức hợp lý theo chỉ số khối cơ thể (BMI) trong khoảng 18 – 23 ở nữ và 20 – 25 ở nam.
• Giảm căng thẳng cho tinh thần: Stress là một trong nguyên nhân khiến cho mức đường huyết tăng cao khó hạ. Do vậy, người bệnh cần tập cách thư giãn, từ bỏ thuốc lá, ngủ đủ giấc và đúng giờ để giúp làm giảm quá trình stress oxy hóa – một cách để kiểm soát đường huyết và biến chứng tiểu đường hiệu quả.
2. Tuân thủ dùng thuốc điều trị Tây y
Theo hướng dẫn điều trị mới nhất của Bộ Y tế, thuốc hạ đường huyết nhóm Biguanid (Metformin, Glucophage) và Sulfonylurea (Gliclazide với các biệt dược: Diamicron, Predian…) vẫn là lựa chọn chủ yếu trong quá trình điều trị tiểu đường tuýp 2.
Một số trường hợp sau đây sẽ áp dụng thuốc tiêm:
- Tiểu đường tuýp 1
- Phụ nữ mang thai, cho con bú
- HbA1c ≥ 10%, đường huyết ≥ 300 mg/dl
- Suy gan, suy thận
- Chuẩn bị phẫu thuật, nhiễm toan ceton….
Bệnh tiểu đường có chữa được không cũng phụ thuộc vào cách bạn sử dụng thuốc. Hãy dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ kết hợp theo dõi đường huyết thường xuyên. Bạn nên trao đổi ngay với bác sĩ nếu thấy dấu hiệu bất thường hoặc khám định kỳ mỗi 3 tháng.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!