Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM
Viêm mô kẽ thận là một bệnh rối loạn ảnh hưởng đến khu vực xung quanh nephron và gây ra tình trạng viêm (sưng) thận. Viêm mô kẽ thận có thể là cấp tính hoặc mãn tính. Thận loại bỏ các chất thải và cân bằng lượng dịch trong cơ thể. Mỗi thận có 1 triệu bộ lọc nhỏ xíu gọi là nephron. Nephron đưa nước tiểu vào ống niệu quản (ống dùng để đưa nước tiểu từ thận đến bàng quang).
Các triệu chứng của viêm mô kẽ thận bao gồm:
Thông thường, khi bị viêm mô kẽ thận, bạn có thể không có triệu chứng cho đến khi chức năng thận suy giảm nặng. Các triệu chứng của suy thận bao gồm: suy nhược, buồn nôn, ngứa, nôn mửa, sưng chân và cảm thấy vị kim loại trong miệng.
Khi nhiễm trùng gây viêm thận, bạn sẽ có các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, đau lưng và các triệu chứng về tiết niệu như tiểu đau, tiểu gấp, tiểu khó và nước tiểu có máu.
Bạn có thể bị cao huyết áp bất thường và không kiểm soát được.
Bạn cần đi khám nếu bạn:
Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.
Viêm mô kẽ thận thường do các tác dụng phụ của thuốc gây ra, bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, lợi tiểu. Các loại thuốc khác, cũng như các bệnh nhiễm trùng với vi khuẩn và virus, cũng có thể gây ra bệnh. Đôi khi, nó liên quan đến rối loạn hệ miễn dịch như lupus, bệnh sacoit và hội chứng Sjogren.
Trong một số trường hợp, người bệnh có thể bị viêm mô kẽ thận vô căn (không tìm được nguyên nhân gây bệnh).
Đây là bệnh có thể gặp cả ở trẻ em và người lớn nhưng người lớn tuổi thường dễ bị viêm mô kẽ thận hơn. Viêm mô kẽ thận cấp tính chiếm 10% đến 15% số ca suy thận. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết đối với trường hợp của bạn.
Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm mô kẽ thận bao gồm:
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Các bác sĩ chẩn đoán từ bệnh sử, khám lâm sàng, xét nghiệm máu và nước tiểu hoặc siêu âm. Khi chẩn đoán chưa rõ ràng, các bác sĩ có thể sẽ làm thêm sinh thiết thận (là thủ thuật đưa một loại kim đặc biệt vào thận và lấy đi một mảnh nhỏ của mô thận để kiểm tra bằng kính hiển vi).
Mục đich điều trị nhằm chữa thận bị bệnh và điều chỉnh tình trạng trao đổi chất bị suy giảm do suy thận (kali cao, ít canxi, photpho cao và thiếu máu).
Ngoài ra, bạn cần phải điều trị nguyên nhân gây ra bệnh. Nếu đang dùng một loại thuốc gây ra rối loạn này, bạn nên dừng sử dụng thuốc đó ngay lập tức. Nếu nguyên nhân là nhiễm khuẩn, bạn sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Nếu tình trạng bệnh không giảm với thuốc kháng sinh, bạn có thể dùng thêm corticosteroid như prednisone. Nếu corticosteroids không có tác dụng, bác sĩ có thể sử dụng các thuốc mạnh hơn như cyclophosphamide.
Bạn có thể kiểm soát tình trạng bệnh của mình nếu bạn lưu ý vài điều sau:
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!