Các khối u xảy ra trong hội chứng Zollinger-Ellison được tạo thành từ các tế bào tiết ra lượng lớn gastrin, khiến cho dạ dày sản xuất quá nhiều axit. Các axit tiết ra quá mức dẫn đến loét dạ dày tá tràng và đôi khi gây ra tiêu chảy.
Hội chứng Zollinger-Ellison cũng có thể do tình trạng di truyền được gọi là đa nội tiết loại 1 (MEN 1). Những người có MEN 1 cũng có khối u ở tuyến cận giáp và có các khối u trong tuyến yên.
Khoảng 25% những người bị u tiết gastrin như là một phần của tình trạng bệnh đa nội tiết loại 1 (MEN 1). Họ cũng có thể có các khối u trong tuyến tụy và các cơ quan khác.
Nguy cơ mắc phải hội chứng Zollinger-Ellison

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Zollinger-Ellison?
Nếu bạn có người thân ruột thịt như anh chị em ruột hoặc cha mẹ mắc bệnh có bệnh đa nội tiết loại 1 (MEN 1), nhiều khả năng bạn sẽ mắc hội chứng Zollinger-Ellison.
Chẩn đoán & Điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hội chứng Zollinger-Ellison?
Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn có hội chứng Zollinger-Ellison, họ sẽ thực hiện xét nghiệm máu để tìm nồng độ cao của gastrin (hormone được tiết ra bởi u tiết gastrin). Họ cũng có thể thực hiện các xét nghiệm để đo lường lượng axit dạ dày mà cơ thể sản xuất.
Bác sĩ có thể kiểm tra xem bạn có bị loét không bằng cách thực hiện nội soi. Thủ thuật này được thực hiện với một ống mềm, linh hoạt (ống nội soi) để quan sát bên trong thực quản, dạ dày và tá tràng. Điều này thường được thực hiện cùng với siêu âm nội soi để tìm khối u.
Một máy quét CAT với loại tia X đặc biệt cung cấp hình ảnh mặt cắt ngang của cơ thể, cũng có thể được thực hiện để xác định vị trí các khối u tiết gastrin. Mặc dù với những xét nghiệm này, các u tiết gastrin vẫn có thể khó tìm.
Những phương pháp nào dùng để điều trị hội chứng Zollinger-Ellison?
Hội chứng Zollinger-Ellison được điều trị bằng cách giảm lượng axit dạ dày tạo ra. Thuốc ức chế bơm proton thường được kê toa. Những loại thuốc loại này là lansoprazole (Prevacid), omeprazole (Prilosec, Zegerid), pantoprazole (Protonix), dexlansoprazole (Dexilant), esomeprazole (Nexium) và rabeprazole (Aciphex), kiềm chế sự sản xuất axit dạ dày và giúp làm lành vết loét.
Các bác sĩ cũng có thể kê toa các loại thuốc chẹn H2, như cimetidin (Tagamet), famotidine (Pepcid) và ranitidine (Zantac). Tuy nhiên, những loại thuốc này không hoạt động tốt trong việc giảm axit dạ dày.
Trong một số trường hợp, người bệnh có thể cần phải phẫu thuật để xử lý loét dạ dày tá tràng hoặc để loại bỏ các u tiết gastrin. Khoảng 50% bệnh nhân được phẫu thuật có thể chữa khỏi. Đối với các khối u ác tính, bức xạ và hóa trị có thể được yêu cầu.
Có thể bạn quan tâm: Những loại thuốc chữa viêm loét dạ dày tốt nhất hiện nay
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!