7. Đang trong thai kỳ

Thai kỳ khiến mức độ hormone trong cơ thể tăng cũng như gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Điều này có thể khiến cách bạn cảm nhận hương vị và mùi thay đổi. Phụ nữ mang thai có thể thấy miệng có vị ngọt hoặc vị kim loại. Bên cạnh đó, tình trạng vị giác thay đổi cũng có thể do một số bệnh như trào ngược dạ dày thực quản hoặc tiểu đường thai kỳ.
8. Đang dùng một số thuốc có thể gây ra miệng có vị ngọt
Một số loại thuốc có thể gây ra vị ngọt trong miệng. Ví dụ như thuốc hóa trị thường có thể làm thay đổi vị giác của bạn. Nếu vị ngọt trong miệng ảnh hưởng đến chế độ ăn uống hoặc chất lượng cuộc sống, bạn nên nhờ bác sĩ kê một số thuốc thay thế.
9. Mắc ung thư phổi
Ung thư phổi tuy không phải nguyên nhân gây vị ngọt trong miệng thường thấy nhưng bạn cũng không nên bỏ qua lý do này. Các khối u trong phổi hoặc đường hô hấp cũng có thể làm tăng mức độ hormone và ảnh hưởng đến vị giác.
Những nguyên nhân gây cảm giác ngọt trong miệng có thể nghiêm trọng nên bạn cần đi khám sớm. Bác sĩ thường sẽ giúp bạn thực hiện kiểm tra thể chất cùng các xét nghiệm chẩn đoán. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể hỏi bạn về tiền sử bệnh tình cũng như các loại thuốc bạn đang dùng. Các xét nghiệm bạn có thể sẽ phải làm là:
- Nội soi để kiểm tra các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa
- Chụp CT hoặc MRI để kiểm tra các dấu hiệu khối u và ung thư
- Quét não để kiểm tra tổn thương thần kinh và kiểm tra phản ứng thần kinh
- Xét nghiệm máu để kiểm tra các nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus, nồng độ hormone và đường huyết
Khi đã xác định nguyên nhân khiến miệng có vị ngọt, bác sĩ sẽ đề xuất cách chữa trị phù hợp với từng nguyên nhân.
Nếu gặp tình trạng trong miệng có vị ngọt, bạn cần đi khám sớm để tìm ra nguyên nhân tiềm ẩn và chữa trị sớm. Đôi khi, vị ngọt trong miệng có thể là dấu hiệu của một số bệnh rất nguy hiểm đấy.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!