Nếu nặng hơn nữa, việc tăng đường huyết nghiêm trọng không được phát hiện và xử trí kịp thời người bệnh có thể rơi vào tình trạng nhiễm toan ceton hay tăng áp lực thẩm thấu máu rất nguy hiểm. Khi đó người bệnh sẽ có triệu chứng nôn ói, đau bụng, thở nhanh và rối loạn ý thức như lú lẫn, ngủ gà, lơ mơ hay hôn mê. Xét nghiệm thấy lượng đường trong máu cao và lượng đường trong nước tiểu cao, ngoài ra có thể có thể ceton xuất hiện trong máu hay nước tiểu khi đường huyết > 250 mg/dl.
Vì vậy, một lưu ý quan trọng trong việc theo dõi bệnh tiểu đường là hãy kiểm tra đường huyết thường xuyên. Hãy hỏi bác sĩ về khoảng thời gian cần kiểm tra định kỳ và mức độ lượng đường trong máu hợp lý.
Việc kiểm tra máu và có cách xử trí tăng đường huyết sớm sẽ góp phần giúp bạn tránh được các vấn đề nghiêm trọng liên quan đến bệnh tăng đường huyết.
Cách xử trí tăng đường huyết
Đường huyết tăng cao phải làm sao? Nếu bạn bị đái tháo đường và phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào sớm về tăng đường huyết đột ngột, hãy nhanh chóng kiểm tra lượng đường trong máu và gọi ngay cho bác sĩ, để được tư vấn cách xử lý đúng cách.
Trong trường hợp tăng đường huyết nặng, nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm toan ceton và tăng áp lực thẩm thấu máu, đặc biệt là các trường hợp đái tháo đường típ 1, bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện ngay để được điều trị cấp cứu.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!