backup og meta

Cách điều trị viêm họng mạn tính trong hội chứng trào ngược

Cách điều trị viêm họng mạn tính trong hội chứng trào ngược

Chứng viêm họng mạn tính trong hội chứng trào ngược ngoài các biểu hiện đau họng như thông thường còn kết hợp với các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày. Làm sao để bạn có thể điều trị dứt điểm bệnh?

Nhiều người bị viêm họng mạn tính do trào ngược dạ dày mà vẫn nghĩ mình chỉ đang đau họng bình thường do thay đổi thời tiết. Các cách trị viêm họng mạn tính thông thường sẽ không hoặc rất ít phát huy tác dụng. Do đó, bạn cần sớm nhận diện được căn nguyên gây bệnh có phải do chứng trào ngược gây ra không để tìm được hướng điều trị thích hợp.

Viêm họng mạn tính trong hội chứng trào ngược là gì?

viêm họng trong hội chứng trào ngược

Viêm họng mạn tính trong hội chứng trào ngược là bệnh viêm họng kéo dài do nguyên nhân trực tiếp là hội chứng trào ngược dạ dày thực quản gây ra.

Khi quá trình tiêu hóa diễn ra bình thường, thức ăn sẽ đi xuống thực quản (ống ở phía sau cổ họng) thông qua cơ thắt thực quản dưới (LES) và đi vào dạ dày. Nếu bạn bị trào ngược dạ dày thực quản, cơ thắt thực quản dưới sẽ không đóng lại được mà ở vào trạng thái thư giãn hoặc mở. Tình trạng này khiến cho axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Axit có thể di chuyển xa hơn tới vùng họng, gây ra tổn thương niêm mạc vùng họng.

Triệu chứng phổ biến nhất của chứng đau họng liên quan đến trào ngược axit là xuất hiện một khối u trong cổ họng, đi kèm các triệu chứng như: 

  • Khàn giọng 
  • Hơi thở có mùi 
  • Cơn ho kéo dài 
  • Tằng hắng liên tục
  • Trong miệng nóng rát 
  • Thực ăn kẹt lại trong cổ họng 
  • Nhận thấy vị chua trong miệng 
  • Dây thanh âm bị đỏ và kích ứng
  • Xuất hiện chất nhầy trong cổ họng
  • Cảm giác nghẹt thở và vướng trong cổ họng  

Các triệu chứng ở khu vực đầu và cổ liên quan đến trào ngược axit có thể bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Chẳng hạn như cơn đau họng mãn tính do trào ngược dạ dày thực quản đôi khi lại được chẩn đoán nhầm là viêm amidan mãn tính hoặc tái phát.

Những người làm việc sử dụng nhiều đến dây thanh quản như giáo viên hay ca sĩ sẽ dễ bị viêm họng do hội chứng trào ngược hơn. 

Cách chữa bệnh viêm họng trào ngược

viêm họng mạn tính trong hội chứng trào ngược

Việc điều trị chứng viêm họng mạn tính trong hội chứng trào ngược có thể kết hợp của cả thói quen ăn uống hàng ngày và các loại thuốc hỗ trợ điều trị. 

Điều chỉnh thói quen ăn uống 

Sự thay đổi trong thói quen ăn uống của bạn là tác nhân chính có thể tác động đến cơn đau họng do trào ngược. 

• Chọn thức ăn dễ nuốt: Viêm họng do trào ngược sẽ khiến bạn gặp khó khăn khi nuốt nếu ăn thức ăn dính hay quá cứng. Do đó, bạn nên chọn các thức ăn mềm hoặc được cắt thành những miếng nhỏ. 

• Chia nhỏ bữa ăn: Dạ dày quá no có thể làm nới lỏng van ngăn cách giữa dạ dày và thực quản, đẩy axit trong dạ dày trở lại thực quản. Thay vì ăn 3 bữa như thông thường, bạn có thể chia nhỏ ra thành nhiều bữa nhỏ hơn để tránh tình trạng trào ngược nghiêm trọng hơn.

• Ghi lại nhật ký ăn uống: Vì yếu tố kích hoạt trào ngược ở mỗi người là khác nhau nên hãy thử ghi lại nhật ký ăn uống ngay khi bạn cảm thấy các triệu chứng của trào ngược. Ngay khi biết được các thực phẩm có thể kích hoạt bệnh, bạn hãy bắt đầu thay đổi chế độ ăn uống ngay. 

• Hạn chế một số thực phẩm: Bạn cần tránh các thực phẩm có tính axit, cay hoặc quá béo. Một số loại đồ uống cũng không tốt cho người bị trào ngược và cần hạn chế như cà phê, trà, nước ngọt, chocolate nóng, đồ uống chứa cồn, nước khoáng có gas, nước ép trái cây có vị chua như cam, chanh, dứa…  

• Không nằm ngay sau khi ăn: Nếu bạn nằm xuống ngay sau khi ăn xong thì sẽ khiến các triệu chứng của trào ngược trở nên càng trầm trọng hơn. Hãy đợi ít nhất khoảng 30 phút sau khi ăn rồi sau đó hãy đi nằm. Để thức ăn tiêu hóa nhanh hơn, bạn có thể đi lại nhẹ nhàng hoặc nhai thật kỹ để thức ăn dễ tiêu hóa hơn. 

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Cách để hình thành một thói quen ăn uống lành mạnh

Sử dụng thuốc điều trị

Nếu đã thực hiện nhiều thay đổi đáng kể trong thói quen ăn uống mà hội chứng trào ngược vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện thì bạn có thể nhờ đến thuốc điều trị. Các loại thuốc chữa trào ngược sẽ làm giảm hoặc trung hòa axit dạ dày, trong đó có thuốc kháng axit, thuốc ức chế thụ thể H2 và thuốc ức chế bơm proton (PPI).

Thuốc kháng axit là các loại thuốc có tác dụng trung hòa axit dạ dày và giảm các triệu chứng của trào ngược bằng muối và các ion hydroxide hoặc bicarbonate. Các thành phần thuốc bạn có thể sử dụng là:

  • Canxi cacbonat (có trong Tums và Rolaids)
  • Magie hydroxit (có trong Maalox)
  • Sodium bicarbonate hay baking soda (có trong Alka-Seltzer)
  • Nhôm hydroxit (thường được sử dụng kết hợp với magie hydroxit)

√ Thuốc kháng histamin H2 hoạt động bằng cách ngăn chặn các tế bào trong dạ dày sản xuất quá nhiều axit. Một số loại thuốc kháng histamin H2 không cần kê đơn: 

√ Thuốc ức chế bơm proton (PPI) là loại thuốc mạnh nhất có thể sử dụng để giảm sản xuất axit dạ dày. Trong phần lớn trường hợp, các loại thuốc này sẽ được bác sĩ kê đơn (trừ Prilosec OTC). Các loại thuốc ức chế bơm proton dùng trong trào ngược phổ biến có thể kể đến như:

Bạn có thể tìm hiểu thêm: 8 cách chữa đau họng bằng phương pháp tự nhiên

Cách phòng ngừa viêm họng mạn tính trong hội chứng trào ngược

viêm họng trong hội chứng trào ngược

Để phòng tránh tình trạng viêm họng do chứng trào ngược dạ dày thực quản gây ra, bạn nên lưu ý đến một số vấn đề sức khỏe sau đây.

  • Tránh bỏ bữa
  • Tránh ăn quá no
  • Tránh hút thuốc lá
  • Tránh tình trạng căng thẳng
  • Tránh để thừa cân, béo phì
  • Tránh mặc quần áo quá chật
  • Tránh những thực phẩm gây kích ứng niêm mạc

Ngoài cách phòng tránh các nguyên nhân gây viêm họng liên quan đến hội chứng trào ngược, bạn cũng cần chú ý giữ ấm cơ thể, vệ sinh vùng họng và bảo vệ cơ thể khỏi ô nhiễm. 

Viêm họng do hội chứng trào ngược không quá nguy hiểm và có thể điều trị hiệu quả nếu bạn sớm xác định được nguyên nhân gây ra bệnh. Bạn nên chủ động theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên để kịp thời nhờ đến sự can thiệp từ bác sĩ khi bệnh vẫn chưa cải thiện.

Tuyết Trinh HELLO BACSI 

[embed-health-tool-heart-rate]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Acid Reflux and Your Throat
https://www.healthline.com/health/gerd/and-your-throat#acid-reflux
Ngày truy cập: 26/07/2019

Sore throat and acid reflux: What is the link?
https://www.medicalnewstoday.com/articles/315066.php
Ngày truy cập: 26/07/2019

Could Your Sore Throat Be Caused by ‘Silent Reflux’?
https://www.everydayhealth.com/gerd/understanding-silent-gerd.aspx
Ngày truy cập: 26/07/2019

Phiên bản hiện tại

14/05/2024

Tác giả: Tuyết Trinh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Hoàng Diệu Thu


Bài viết liên quan

Ráy tai ướt có sao không? Ráy tai như thế nào là bình thường?

Hello Bacsi | 7 Mẹo hay giúp đẩy nước khỏi tai nhanh chóng


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Tuyết Trinh · Ngày cập nhật: 14/05/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo