Thuốc tránh thai, đặc biệt là thuốc tránh thai hàng ngày không có gì xa lạ đối với chị em phụ nữ. Thế nhưng bạn đã biết hết các tác dụng của thuốc tránh thai hay chưa? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu nhé!
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
Thuốc tránh thai, đặc biệt là thuốc tránh thai hàng ngày không có gì xa lạ đối với chị em phụ nữ. Thế nhưng bạn đã biết hết các tác dụng của thuốc tránh thai hay chưa? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu nhé!
Thuốc tránh thai đường uống thường là sự kết hợp của các chất có thành phần là hormone như progesterone và estrogen. Chúng có thể điều trị nhiều vấn đề liên quan đến nội tiết tố và đồng thời mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe khác.
Phụ nữ mang thai khi trứng được thụ tinh bởi tinh trùng của người đàn ông. Quả trứng đã thụ tinh sẽ bám vào thành tử cung của người phụ nữ (tử cung), nơi mà nó được nuôi dưỡng và phát triển thành một thai nhi.
Hormone trong cơ thể kiểm soát hiện tượng rụng trứng từ buồng trứng và chuẩn bị để được thụ tinh. Tránh thai bằng nội tiết tố (thuốc viên, miếng dán, và vòng tránh thai) đều có chứa một lượng nhỏ estrogen và progestin – là các hormone nhân tạo. Những hormone này ức chế hormone theo chu kỳ tự nhiên của cơ thể để tránh thai.
Các biện pháp tránh thai nội tiết tố thường can thiệp bằng cách làm ngừng chu kỳ rụng trứng. Tránh thai bằng nội tiết tố thay đổi chất nhầy cổ tử cung, gây khó khăn cho tinh trùng khi đi qua cổ tử cung để tìm tới trứng.
Hơn nữa tránh thai bằng nội tiết tố cũng có thể thay đổi niêm mạc tử cung, không cho trứng đã thụ tinh phát triển thành phôi thai.
Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) là những triệu chứng như thay đổi tâm trạng, đau ngực, tăng cân, đầy hơi hay mụn trứng cá. Chúng có thể xảy ra trong vòng 2 tuần trước khi kinh nguyệt bắt đầu.
Trong trường hợp này, công dụng của thuốc tránh thai có thể được chỉ định để ngăn sự rụng trứng và cân bằng hormone. Khi dùng thuốc tránh thai liên tục, các triệu chứng trên sẽ giảm bớt, giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.
Có nhiều nguyên nhân gây ra những cơn đau đầu này nhưng sự thay đổi nồng độ estrogen và progesterone có thể làm cho tình trạng đau đầu của bạn trở nên tồi tệ hơn.
Vì thế, bạn có thể bị đau nửa đầu trước hoặc trong khi hành kinh vì sự giảm nồng độ estrogen. Bác sĩ có thể cho bạn uống thuốc tránh thai nhằm kiểm soát nồng độ estrogen, giúp bạn cải thiện tình trạng đau đầu.
Đau bụng kinh xảy ra bởi một loại hóa chất hình thành trong tử cung và gây ra hiện tượng co cơ. Bạn có thể uống thuốc tránh thai hay sử dụng vòng tránh thai để ngăn sự rụng trứng. Tác dụng của thuốc tránh thai có thể giúp bạn làm giảm những cơn đau bụng kinh.
Tác dụng của thuốc tránh thai hàng ngày có thể sử dụng trong việc hỗ trợ trị mụn. Đối với những trường hợp bị mụn trứng cá nặng, bác sĩ da liễu có thể kê thuốc tránh thai nhờ vào các hormone trong thuốc tránh thai ngăn chặn sự hình thành của mụn.
Công dụng của thuốc tránh thai trong việc điều hoà kinh nguyệt có lẽ không quá xa lạ đối với chị em phụ nữ.
Khi cơ thể không sản xuất đủ progesterone, bạn có thể bị tình trạng kinh nguyệt không đều. Việc thiếu progesterone cũng làm cho các lớp niêm mạc tử cung dày lên và bạn sẽ ra máu rất nhiều khi hành kinh trở lại.
Uống thuốc tránh thai có thể giúp bạn điều hòa kinh nguyệt vì nó có thành phần progesterone, có thể tránh được sự phát triển quá mức của niêm mạc tử cung.
Hầu hết phụ nữ mắc bệnh lạc nội mạc tử cung đều trải qua những cơn đau vùng chậu hay chuột rút trong thời kỳ kinh nguyệt.
Tuy nhiên, chúng ta có thể cải thiện tình trạng này bằng cách uống thuốc tránh thai kê đơn liên tục, việc này sẽ tạm ngưng chu kỳ kinh nguyệt của bạn.
Theo WebMD, bạn không thể chữa hội chứng buồng trứng đa nang, nhưng bạn có thể điều trị các triệu chứng của nó như chu kỳ không đều hoặc bị mất, mụn trứng cá và mọc tóc quá mức nhờ vào công dụng của thuốc tránh thai.
Các hormone trong thuốc tránh thai có thể giúp thiết lập lại sự mất cân bằng của hormone gây ra những vấn đề này cho phụ nữ mắc bệnh này.
Dưới đây là một số tác dụng phụ của thuốc tránh thai:
Có thể thấy, tác dụng của thuốc tránh thai có rất nhiều, tuy nhiên nó cũng tồn tại những tác dụng phụ nhất định. Để đảm bảo sức khoẻ của mình, bạn không nên tự ý sử dụng thuốc nếu không có sự chỉ định của bác sĩ bạn nhé!
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!