Sau khi phá thai, bạn cần chú ý kiêng cữ nhiều điều. Nhiều trường hợp vội vàng quan hệ sau khi phá thai khiến đường sinh dục của phụ nữ bị nhiễm trùng, gây tác động nghiêm trọng tới chức năng sinh sản. Vậy phá thai bao lâu thì quan hệ lại được?
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Tạ Trung Kiên · Sản - Phụ khoa · Phòng khám Sản - Nhi Phúc Hậu Biên Hòa
Sau khi phá thai, bạn cần chú ý kiêng cữ nhiều điều. Nhiều trường hợp vội vàng quan hệ sau khi phá thai khiến đường sinh dục của phụ nữ bị nhiễm trùng, gây tác động nghiêm trọng tới chức năng sinh sản. Vậy phá thai bao lâu thì quan hệ lại được?
Sau hút thai bao lâu thì quan hệ lại được? Nhiều bạn nữ sau khi phá thai mà không hề kiêng cữ chuyện “chăn gối”. Do vậy mà chỉ trong thời gian ngắn, bản thân chị em phải chịu nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến chức năng sinh sản. Để bảo vệ sức khỏe bản thân, phái nữ cần biết rõ hút thai bao lâu thì được quan hệ hay sau hút thai kiêng quan hệ bao lâu.
Phá thai được 2 tuần quan hệ có sao không hay mới phá thai quan hệ có sao không? là câu hỏi của nhiều bạn nữ sau khi thực hiện thủ thuật này. Dù bạn phá thai bằng thuốc hay bằng các phương pháp phẫu thuật thì việc vội vàng quan hệ ngay sau khi phá thai cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe.
Phá thai bao lâu thì quan hệ lại được? Tác hại của phá thai là gì?
Phá thai bao lâu quan hệ được? Quan hệ khi phá thai 20 ngày hoặc ít hơn khi mà dịch huyết âm đạo vẫn còn có thể khiến bạn viêm nhiễm vùng kín. Sau khi phá thai, cơ thể phụ nữ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, rất dễ xảy ra hiện tượng mất cân bằng nội tiết tố. Nếu bạn không bảo vệ vùng kín, các vi khuẩn sẽ có cơ hội xâm nhập, gây viêm nhiễm và khiến tình trạng vùng kín trở nên tồi tệ hơn.
>>> Bạn có thể tham khảo: Uống thuốc phá thai bị ra máu kéo dài có nguy hiểm không?
Phá thai được 2 tuần quan hệ có sao không? Hay phá thai được 2 tuần quan hệ có thai không? Khoảng 2–8 tuần sau khi bạn phá thai, chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo sẽ bắt đầu. 2 tuần là khoảng thời gian đủ để niêm mạc tử cung tái tạo và hiện tượng rụng trứng diễn ra. Nếu trong khoảng thời gian 2 tuần kể từ khi phá thai, bạn vẫn tiếp tục quan hệ tình dục thì vẫn có nguy cơ mang thai lại.
Rối loạn nội tiết tố khi phá thai bằng thuốc sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe phụ nữ, tác động xấu tới chu kỳ kinh nguyệt, phá thai ngoại khoa có thể làm vùng sinh dục bị nhiễm khuẩn… Những điều này sẽ gây hại cho chức năng sinh sản của nữ giới.
Theo nguyên tắc, sau khi phá thai 2 tuần, bạn cần phải tái khám lần nữa để bác sĩ kiểm tra xem thủ thuật bỏ thai có thành công hay không, đồng thời kiểm tra xem có viêm nhiễm gì không để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Do đó, sau khi tiến hành phá thai, bạn tuyệt đối không nên quan hệ tình dục sớm bởi việc này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để tiến hành khám phụ khoa và siêu âm. Điều này giúp bạn biết được tình trạng và khả năng hồi phục sức khỏe của bản thân.
>>> Bạn có thể tham khảo: Những dấu hiệu phá thai còn sót không thể bỏ qua để tránh rủi ro
Trên đây là những tác hại của việc phá thai, vậy phá thai bao lâu thì quan hệ lại được?
Phá thai có thể diễn ra dưới hai hình thức là dùng thuốc hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên dù là cách nào đi nữa thì cơ thể phụ nữ vẫn chịu nhiều tác động nghiêm trọng. Do đó, sau khi phá thai, cơ thể dễ gặp các biến chứng nguy hiểm nếu không được chăm sóc đúng cách.
Nếu có hiện tượng chảy máu âm đạo rất nhiều sau khi phá thai. Bạn nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức để được điều trị kịp thời. Tránh tự xử lý ở nhà gây ra các hậu quả xấu với cơ thể.
Phụ nữ phá thai bao lâu thì quan hệ lại được?
>>> Bạn có thể tham khảo: 4 dấu hiệu nhiễm trùng sau khi phá thai cần lưu ý
Ngoài hiểu rõ phá thai bao lâu thì quan hệ lại được, bạn cũng cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ về việc uống thuốc và nghỉ ngơi. Nếu vùng kín của bạn có những biểu hiện như có mùi khó chịu, ngứa, thay đổi màu sắc dịch tiết, đau bụng dưới dữ dội kèm theo sốt, bạn cần phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức để tìm ra nguyên nhân và xử lý kịp thời.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!