Cách trị hôi miệng hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào cách chăm sóc răng miệng và thói quen ăn uống của bạn. Hãy thay đổi từ những điều cơ bản nhất để hơi thở thơm tho trở lại nhé!
Chứng hôi miệng có thể cản trở bạn giao tiếp với người khác. Hơi thở có mùi thường do bạn chăm sóc răng miệng không đúng cách, nhưng đôi khi hôi miệng cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe răng miệng. Bên cạnh đó, các yếu tố như thực phẩm bạn ăn, thói quen, lối sống không lành mạnh cũng gây ra bệnh hôi miệng. Trong bài viết này, Hello Bacsi sẽ cùng bạn tìm hiểu các nguyên nhân gây hôi miệng và cách trị hôi miệng như thế nào?
Về cơ bản, tất cả thực phẩm bạn ăn đều được nghiền nhỏ trong miệng trước khi đi xuống dạ dày. Điều không may là một số thực phẩm nặng mùi như tỏi, hành tây, mắm tôm, thịt cá tanh hoặc kể cả cà phê… thường dễ khiến hơi thở có mùi sau khi ăn uống. Thông thường thì việc đánh răng hay dùng nước súc miệng cũng chỉ làm dịu đi mùi hôi tạm thời. Mùi sẽ không biến mất hoàn toàn cho đến khi thực phẩm đã được tiêu hóa trong cơ thể của bạn.
Nếu bạn không đánh răng và làm sạch kẽ răng hàng ngày bằng chỉ nha khoa, thức ăn thừa còn lại trong miệng sẽ tạo thành mảng bám và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển giữa các kẽ răng, xung quanh nướu răng và trên lưỡi. Từ đó khiến cho hơi thở có mùi.
Nếu bạn đã cấy ghép răng giả, vi khuẩn có hại và các mẩu thức ăn thừa cũng có thể gây hôi miệng nếu bạn không chăm sóc răng đúng cách.
Bên cạnh đó, hút thuốc hoặc sử dụng các sản phẩm thuốc lá nhai cũng có thể gây ra hôi miệng, làm xỉn màu răng, làm giảm khả năng nếm thức ăn của bạn và kích thích nướu của bạn bị viêm.
Hơi thở có mùi hôi hoặc vị đắng dai dẳng trong miệng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh nha chu. Căn bệnh này hình thành do sự tích tụ các mảng bám trên răng lâu ngày. Trong cả quá trình, vi khuẩn có hại thường gây ra các độc tố và kích thích nướu răng viêm sưng. Do đó, nếu bệnh nha chu không được điều trị sẽ khiến nướu răng và xương hàm bị tổn thương.
Tình trạng bệnh khô miệng cũng có thể gây hôi miệng. Nước bọt là yếu tố cần thiết để làm ẩm miệng, trung hòa axit sản sinh bởi những mảng bám, giúp rửa sạch các tế bào chết tích tụ trên lưỡi, nướu răng và má. Nếu không được loại bỏ, các tế bào này sẽ bị phân hủy và có thể gây ra tình trạng hơi thở có mùi.
Không chỉ do thiếu nước, khô miệng cũng có thể là tác dụng phụ của các loại thuốc khác nhau, do vấn đề của tuyến nước bọt hoặc do việc liên tục hít thở bằng miệng.
Nhiều bệnh khác có thể gây ra hôi miệng. Sau đây là một số bệnh mà bạn dễ nhận biết: nhiễm trùng đường hô hấp như viêm phổi hay bệnh viêm phế quản, viêm xoang mãn tính, tiểu đường, trào ngược dạ dày thực quản, hoặc bệnh lý gan hoặc thận.
Hôi miệng có thể bị giảm bớt phần nào hoặc được ngăn ngừa nếu bạn :
Trong hầu hết các trường hợp, nha sĩ của bạn có thể xử lý các yếu tố gây hôi miệng. Nếu nha sĩ xác định rằng răng miệng của bạn khỏe mạnh và không phải là nguyên nhân gây hôi miệng, bạn có thể được giới thiệu đến bác sĩ gia đình hoặc tìm đến chuyên gia về hôi miệng để xác định nguồn gốc mùi hôi và lên kế hoạch điều trị phù hợp.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!