backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Mách bạn bị nhiệt miệng nên ăn trái cây gì để nhanh lành

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Như Vũ · Ngày cập nhật: 31/05/2023

    Mách bạn bị nhiệt miệng nên ăn trái cây gì để nhanh lành

    Bị nhiệt miệng nên ăn trái cây gì để không đau và mau lành là vấn đề nhiều người quan tâm khi gặp tình trạng này. Thật vậy, không phải loại trái cây nào cũng phù hợp khi bạn đang bị nhiệt miệng. 

    Việc chọn đúng loại trái cây để ăn khi bị nhiệt miệng không những giúp bạn đảm bảo dinh dưỡng mà còn hỗ trợ lành vết thương hơn. Vậy bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu xem bị nhiệt miệng nên ăn trái cây gì là phù hợp nhất nhé.

    Bị nhiệt miệng nên ăn trái cây gì?

    bị nhiệt miệng nên ăn trái cây gì

    Một số loại trái cây có thể giúp bạn bổ sung dưỡng chất khi bị nhiệt miệng đồng thời thúc đẩy lành vết thương. Nhìn chung, những loại trái cây nhiều nước và không có tính axit sẽ thích hợp khi bạn đang bị nhiệt miệng. Bạn có thể lựa chọn một số loại trái như sau:

    • Táo: Táo rất giàu vitamin và chất xơ hòa tan nên có thể giúp vết nhiệt miệng nhanh lành hơn. Các dưỡng chất trong táo cũng rất tốt cho những ai muốn cải thiện những bệnh như rối loạn đường ruột hay viêm ruột thừa.
    • Đu đủ: Đu đủ ngọt nhẹ mà còn có tính hàn giúp thanh nhiệt nên là loại trái cây thích hợp ăn khi bị nhiệt miệng.
    • Lê: Trái lê ngọt và rất giàu vitamin B nên có thể giúp lành vết loét hiệu quả. Nếu đang thắc mắc bị nhiệt miệng nên ăn trái cây gì thì lê có thể là lựa chọn phù hợp cho bạn đấy. 
    • Đào: Tương tự như lê, đào cũng chứa lượng lớn vitamin B có ích trong việc cải thiện nhiệt miệng.

    Nhiệt miệng là gì?

    Nhiệt miệng là vết thương hở hay còn gọi vết loét có thể gây đau xuất hiện trong miệng. Vết loét này đôi khi xuất hiện bên trong môi hoặc má. Nốt nhiệt miệng thường có màu trắng hoặc vàng, xung quanh là các mô mềm bị viêm và đỏ.

    Một số triệu chứng nhiệt miệng có thể kể đến là:

    • Xuất hiện vết loét nhỏ hình bầu dục màu trắng hoặc vàng trong miệng
    • Xuất hiện vùng đỏ, đau trong miệng
    • Miệng có cảm giác châm chích

    Trong một số trường hợp, bạn cũng có thể gặp một số triệu chứng khác như::

    • Sưng hạch bạch huyết
    • Sốt
    • Cảm thấy không khỏe

    Nhiệt miệng không lây và thường lành trong khoảng 1 đến 3 tuần mà không cần điều trị. Tuy nhiên, bạn có thể sẽ không còn bị đau sau 7 đến 10 ngày. Những trường hợp bị nhiệt miệng nặng có thể mất đến 6 tuần mới lành. Trong khoảng thời gian này, việc ăn uống đúng cách có thể giúp bạn bớt đau và đẩy nhanh quá trình lành vết thương. 

    Lưu ý trong ăn uống khi bị nhiệt miệng

    Khi bị nhiệt miệng, bạn sẽ dễ chịu hơn khi ăn những loại thức ăn có kết cấu mềm hoặc mịn hay thức ăn lạnh. Vậy nên, một số cách để thoải mái hơn khi ăn uống khi bị nhiệt miệng là:

    • Ăn thức ăn mềm và thức ăn nhiều chất lỏng: Bạn có thể thử những thực phẩm mềm như sinh tố, sữa, súp, sữa chua, bánh pudding, khoai tây nghiền, mì… Bên cạnh đó, bạn có thể cắt nhỏ đồ ăn hoặc sử dụng máy xay sinh tố để nghiền hoặc xay trái cây hoặc rau củ nếu thức ăn chưa đủ mềm.
    • Làm lạnh trái cây trước khi ăn: Bạn có thể thử bỏ các loại trái cây như nho, dưa vàng, đào hoặc dưa hấu vào ngăn đá để đông lạnh trái cây trước khi ăn. Thức ăn lạnh có thể giúp vết loét bớt đau.
    • Dùng ống hút: Bạn có thể dùng ống hút khi ăn các loại thực phẩm lỏng để tránh thực phẩm tiếp xúc với vết loét và gây đau.

    Bạn có thể quan tâm Nhiệt miệng nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau và nhanh khỏi?

    Điều cần tránh khi bị nhiệt miệng

    Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng bằng trái cây để vết loét nhanh lành, bạn cũng cần lưu ý tránh những điều sau khi bị nhiệt miệng:

  • Ăn hoặc uống các loại thực phẩm có chứa caffeine như cà phê, sô cô la và một số loại nước ngọt
  • Uống rượu bia
  • Ăn các loại thịt dai
  • Ăn rau sống
  • Ăn thực phẩm quá cứng hoặc giòn như bánh quy, khoai tây chiên, ngũ cốc…
  • Ăn thực phẩm có tính axit như cà chua và trái cây họ cam quýt
  • Ăn các món quá cay hoặc mặn
  • Dùng thức ăn nóng hoặc nước uống quá nóng
  • Khi biết bị nhiệt miệng nên ăn trái cây gì, bạn sẽ có thể bổ sung nước và chất dinh dưỡng cho cơ thể mà không lo vết thương bị đau. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đẩy nhanh quá trình lành vết thương bằng việc thử điều chỉnh cách ăn uống như ăn đồ mềm hay tránh đồ quá cay đấy.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Như Vũ · Ngày cập nhật: 31/05/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo