backup og meta
Chuyên mục

2

Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ
Mục lục bài viết

Nhiệt miệng uống gì mau khỏi? 10 thức uống chữa nhiệt miệng hữu hiệu

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lâm Trần Thảo Vy · Nha khoa · Nha khoa Cẩm Tú


Tác giả: Minh Châu Văn · Ngày cập nhật: 05/09/2023

Nhiệt miệng uống gì mau khỏi? 10 thức uống chữa nhiệt miệng hữu hiệu

Nhiệt miệng là vấn đề mà hầu như ai cũng sẽ gặp ít nhất một lần trong đời. Tình trạng phổ biến này gây ra nhiều khó khăn cho người bệnh trong việc ăn uống, giao tiếp. Để khắc phục rắc rối này, bạn có thể bổ sung một số loại thức uống giúp vết loét miệng nhanh lành và thanh nhiệt cơ thể từ bên trong. Vậy, người bị nhiệt miệng uống gì cho nhanh khỏi?

Đối với câu hỏi bị nhiệt miệng uống gì, bạn có thể tham khảo 10 thức uống bổ dưỡng dưới đây để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh nhiệt miệng nhanh chóng và hiệu quả hơn.

1. Bị nhiệt miệng uống gì? Hãy uống đủ nước

Theo quan niệm trong Đông y, nhiệt miệng có thể là dấu hiệu cảnh báo rằng bạn đang bị nóng trong người. Do đó, việc bổ sung đủ nước là điều cần thiết để chữa nhiệt miệng. Bạn nên đảm bảo uống đủ 8-10 cốc nước mỗi ngày. Ngoài nước lọc, bạn cũng có thể uống thêm nước dừa tươi, các loại nước mát để hỗ trợ quá trình điều trị nhiệt miệng nhanh chóng và hiệu quả hơn.

2. Bột sắn dây

Đối với câu hỏi nhiệt miệng uống gì, đáp án không thể thiếu bột sắn dây. Bột sắn dây nổi tiếng với đặc tính hàn (mát) và công dụng thanh nhiệt, giải độc. Vì vậy, uống bột sắn dây là một cách hữu hiệu để chữa nhiệt miệng. Không chỉ giúp thanh lọc cơ thể từ bên trong, việc uống bột sắn dây còn giúp làm dịu mát vết loét nhanh chóng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng loại bột này có tính hàn nên bạn không nên uống nhiều hơn 1 ly/ngày. Ngoài ra, cần pha bột sắn dây bằng nước nóng để làm chín bột, hạn chế nguy cơ bị đau bụng, tiêu chảy.

3. Nước chè tươi

Chắc hẳn bạn đã từng nghe qua công dụng kháng khuẩn của lá chè tươi. Vì vậy, nếu không gặp vấn đề gì với nước chè tươi, bạn đừng ngần ngại uống loại nước này khi bị nhiệt miệng để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh vào các vết lở loét miệng. Hơn nữa, chất chống oxy hóa có trong chè xanh cũng có tác dụng bảo vệ sức khỏe răng miệng. Hãy uống nước chè tươi mỗi ngày để thanh nhiệt cơ thể và đẩy lùi bệnh nhiệt miệng.

4. Nhiệt miệng uống gì cho nhanh khỏi? Trà hoa cúc mật ong

Nhiệt miệng uống gì cho nhanh khỏi? Trà hoa cúc mật ong

Bạn đang phân vân bị nhiệt miệng uống gì? Trà hoa cúc với mật ong là một gợi ý dành cho bạn. Sự kết hợp giữa hoa cúc và mật ong mang lại công dụng giúp giảm đau và giảm viêm vết loét miệng hiệu quả. Nguyên nhân là vì trà hoa cúc có đặc tính chống viêm, còn mật ong thì có tính khử trùng tốt. Hai công dụng này giúp tạo ra một thức uống hỗ trợ điều trị nhiệt miệng, hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào vết loét và giúp vết lở miệng nhanh lành.

5. Nước cam

Bạn có thể cảm thấy bất ngờ khi thấy nước cam là đáp án cho vấn đề nhiệt miệng uống gì. Mặc dù nước cam và các loại trái cây họ cam quýt có tính axit và có thể gây đau rát vết loét miệng nhưng bạn vẫn cần phải bổ sung vitamin C trong giai đoạn bị nhiệt miệng. Vitamin C có tác dụng làm tăng số lượng tế bào bạch cầu cũng như tăng sức đề kháng, giúp bạn chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn vào vết loét miệng. 

Bị nhiệt miệng uống gì? Uống nước cam ướp lạnh khi bị nhiệt miệng có thể giúp bạn làm giảm sưng viêm vết loét. Các chất dinh dưỡng như vitamin B, folate trong quả cam hỗ trợ hình thành tế bào và thúc đẩy quá trình lành thương nhanh chóng, hạn chế tổn thương niêm mạc. Nếu bạn lo ngại việc uống nước cam có thể gây đau rát vết thương, hãy dùng ống hút khi uống.

6. Nước ép cà chua

Tương tự như nước cam, nước ép cà chua chứa nhiều vitamin C giúp kháng khuẩn, sát trùng vết lở miệng. Không những thế, cà chua còn có thể giúp bạn thanh nhiệt giải độc cơ thể. Do đó, đối với câu hỏi nhiệt miệng uống gì, bạn đừng quên nước ép cà chua nhé.

7. Nhiệt miệng uống gì? Nước rau má 

Nhiệt miệng uống gì? Nước rau má

Nếu bạn vẫn đang thắc mắc nhiệt miệng uống gì vừa mát vừa rẻ thì hãy lựa chọn uống nước rau má. Từ xa xưa, rau má đã nổi tiếng với công dụng làm mát cơ thể nhờ vào tính hàn. Không những thế, chất triterpenoids trong rau má còn giúp làm lành vết lở loét nhanh chóng. Do đó, khi bị nhiệt miệng, bạn nên uống nước rau má mỗi ngày, nhưng tránh uống liên tục quá 6 tuần.

8. Rau diếp cá

Bị nhiệt miệng uống gì mau khỏi bệnh? Cũng giống như rau má, rau diếp cá cũng có tính hàn giúp thanh nhiệt cơ thể. Không những thế, mọi người thường uống nước rau diếp cá khi bị nhiệt miệng vì loại rau này có đặc tính kháng khuẩn rất tốt, hỗ trợ quá trình điều trị nhiệt miệng.

9. Nhiệt miệng uống gì? Sữa hoặc ăn sữa chua

Bổ sung lysine là điều cần thiết đối với những người bị nhiệt miệng. Lysine là một loại axit amin có tác dụng ngăn ngừa virus gây viêm loét miệng. Vì vậy, bạn nên bổ sung những thức uống chứa nhiều lysine để điều trị và phòng ngừa bệnh nhiệt miệng. Một trong những thức uống quen thuộc chứa nhiều lysine là sữa và sữa chua. Với hàm lượng immunoglobulin và lysine cao, sữa và các chế phẩm từ sữa rất hữu ích trong quá trình điều trị nhiệt miệng.

10. Nhân trần

Nhiệt miệng uống gì để bệnh thuyên giảm nhanh chóng? Bạn có thể dùng thử dùng nước nhân trần, hay còn gọi là chè nội, chè cát, hoắc hương núi. Đây là một loại thảo dược có tính hàn và vị đắng. Với tác dụng thanh nhiệt cơ thể, thải độc gan, kháng khuẩn, kháng viêm, nhân trần có thể dùng để chữa viêm loét miệng. Để làm được một ly nước nhân trần hỗ trợ điều trị nhiệt miệng, bạn có thể đem nhân trần đi tán bột, sau đó hòa tan vào nước lọc cùng mật ong. Tuy nhiên, không nên uống quá nhiều nước nhân trần hàng ngày vì loại thảo dược này có tác dụng lợi tiểu, có thể làm đào thải các chất dinh dưỡng ra ngoài, gây mất nước và mệt mỏi.

Với 10 loại thức uống trên, hy vọng bạn đã biết được bị nhiệt miệng uống gì cho nhanh khỏi. Ngoài việc bổ sung những thức uống trên, bạn nên kết hợp các biện pháp chữa nhiệt miệng khác, như ăn uống đủ chất, bổ sung kẽm trong thực đơn hàng ngày để kháng viêm, ngủ sớm… Nếu tình trạng chuyển biến nặng hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ để tìm hiểu rõ nguyên nhân và có cách điều trị bệnh phù hợp.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lâm Trần Thảo Vy

Nha khoa · Nha khoa Cẩm Tú


Tác giả: Minh Châu Văn · Ngày cập nhật: 05/09/2023

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo