backup og meta

Bị đau lưng dưới gần mông ở nữ giới có nguy hiểm? Nguyên nhân và cách khắc phục

Bị đau lưng dưới gần mông ở nữ giới có nguy hiểm? Nguyên nhân và cách khắc phục

Bị đau lưng dưới gần mông ở nữ giới có nguy hiểm không? Có thể tự điều trị tại nhà không? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu ngay sau đây!

Đôi khi đau lưng dưới gần mông ở phụ nữ chỉ đơn thuần là do hành kinh. Cơn đau này có thể âm ỉ, hoặc dữ dội tùy theo cơ địa mỗi người. Nhưng thông thường, chúng chỉ kéo dài trong khoảng 1-3 ngày. Trong một số trường hợp khác, hiện tượng bị đau lưng dưới ở nữ có thể xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý.

6 nguyên nhân bị đau lưng dưới gần mông ở nữ giới

Triệu chứng bị đau lưng dưới gần mông có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến gây đau thắt lưng dưới ở phụ nữ.

1. Do bệnh phụ khoa

Bị đau lưng dưới ở nữdo bệnh phụ khoa

Tình trạng bị đau lưng dưới gần mông ở nữ giới kéo dài có thể là một trong những dấu hiệu của các bệnh phụ khoa như: viêm vùng chậu, viêm âm đạo, nhiễm trùng đường tiết niệu,… Các bệnh phụ khoa này không chỉ có triệu chứng chung là đau lưng dưới lan xuống gần mông và vùng chậu, những dấu hiệu khác mà bạn có thể gặp gồm có:

Mỗi bệnh phụ khoa cụ thể sẽ có triệu chứng và cách điều trị khác nhau. Tuy nhiên, khi cảm thấy đau lưng dưới dai dẳng và đi kèm những tình trạng trên, bạn nên gặp bác sĩ. Khi bạn nhận biết các triệu chứng và điều trị bệnh phụ khoa sớm, cơ hội điều trị thành công sẽ cao hơn.

2. Bị đau lưng dưới gần mông ở phụ nữ do u xơ tử cung

Bị đau lưng dưới ở nữ u xơ tử cung

U xơ tử cung là khối u phát triển trong thành tử cung (dạ con). U xơ có thể gây áp lực lên các dây thần kinh ở hông, khiến bạn bị đau lưng dưới, cũng như đau lan tỏa ở hông, mông và chân.

U xơ tử cung có thể là nguyên nhân gây bệnh nếu tình trạng bị đau lưng dưới gần mông ở nữ giới đi kèm với những triệu chứng sau đây:

  • Chảy máu hoặc đau bụng kinh quá mức
  • Khó chịu ở vùng xương chậu (vùng bụng dưới)
  • Đi tiểu nhiều bất thường
  • Đau rát khi quan hệ tình dục.

Thông thường, u xơ tử cung là khối u lành tính (không phải là ung thư, và hiếm khi phát triển thành ung thư). Tuy nhiên, một số trường hợp hiếm gặp, u xơ có thể dẫn đến các biến chứng như: gây sẩy thai, vô sinh, thiếu hồng cầu,…

>> Đọc thêm: Kích thước u xơ tử cung bao nhiêu là to? Khi nào cần mổ?

3. Do ảnh hưởng của thai kỳ

Đau thắt lưng dưới là hiện tượng khá phổ biến khi phụ nữ mang thai. Lý giải cho cơn đau này, khi mang thai, các dây chằng trong cơ thể mẹ bầu sẽ trở nên mềm và căng ra để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Điều này có thể gây căng thẳng cho các khớp ở lưng dưới và xương chậu khiến cho mẹ bầu bị đau lưng.

Cách giảm đau lưng dưới gần mông ở phụ nữ mang thai:

  • Nên tắm nước ấm
  • Nên massage cho mẹ bầu
  • Nên dùng gối hỗ trợ bà bầu
  • Nên cố gắng giữ lưng thẳng khi ngồi
  • Tránh nâng vật nặng
  • Tránh mang giày cao gót, hoặc có đế quá cao.

Phụ nữ mang thai bị đau lưng dưới gần mông có nguy hiểm không? Có! nếu như mẹ bầu bị đau lưng dưới dữ dội trong tam cá nguyệt thứ hai, vì đây có thể là dấu hiệu chuyển dạ sớm. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên liên hệ khẩn cấp với bác sĩ nếu gặp tình trạng đau lưng đi kèm với: sốt cao, hoặc chảy máu âm đạo, hoặc đau khi đi tiểu.

4. Bị đau lưng dưới ở nữ do bệnh thận

Bị đau lưng dưới gần mông ở nữ

Bệnh thận ở phụ nữ có thể gây ra cơn đau âm ỉ, khó chịu lan tỏa giữa vùng xương sườn thấp nhất đến lưng dưới gần mông. Đau lưng do bệnh thận thường bị chị em nhầm tưởng là cơn đau lưng bình thường.

Để xác định cơn đau lưng dưới do bệnh thận, hay từ lưng, bạn hãy chú ý 3 điều sau: Vị trí của cơn đau; mức độ đau; triệu chứng đi kèm. Tình trạng bị đau lưng dưới gần mông ở nữ giới có thể đi kèm với các triệu chứng khác như:

  • Đau buốt khi đi tiểu
  • Có máu trong nước tiểu
  • Táo bón hoặc tiêu chảy
  • Mệt mỏi, ớn lạnh, chóng mặt
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Sốt, phát ban.

>> Đọc thêm: Cẩn thận với 6 dấu hiệu thận yếu ở phụ nữ và cách phòng ngừa

5. Đau lưng dưới gần mông do lạc nội mạc tử cung

Bị đau lưng dưới gần mông ở nữ

Lạc nội mạc tử cung là tình trạng niêm mạc tử cung phát triển ở ngoài tử cung, cụ thể là ở: buồng trứng, ống dẫn trứng, quanh đường tiết niệu và ruột. Nếu không được điều trị, lạc nội mạc tử cung có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ.

Làm sao để nhận biết bị đau lưng dưới gần mông ở phụ nữ do lạc nội mạc tử cung? Thông thường, dấu hiệu rõ rệt nhất của bệnh này là: đau đớn dữ dội ở vùng chậu, bụng dưới và lưng dưới khi hành kinh. 

Ngoài ra, bạn nên cẩn thận nếu bị đau lưng dưới gần mông kèm với các triệu chứng khác như:

  • Thời gian hành kinh kéo dài
  • Đau bụng dữ dội trong kỳ kinh
  • Đau rát trong và sau khi quan hệ tình dục
  • Đau đớn khi tiểu tiện, và khi đi ngoài trong kỳ kinh nguyệt.

6. Bị đau lưng dưới ở nữ do hội chứng tiền kinh nguyệt

Tình trạng đau lưng dưới gần mông diễn ra trước kỳ kinh của bạn 1-2 ngày có thể là dấu hiệu của hội chứng tiền kinh nguyệt. Ngoài tình trạng đau lưng dưới, hội chứng tiền kinh nguyệt có thể đi kèm với một (hoặc một vài) triệu chứng khác như:

  • Đau đầu
  • Mệt mỏi
  • Đầy bụng
  • Thèm ăn
  • Khó tập trung

Làm sao để nhận biết triệu chứng đau lưng dưới gần mông ở phụ nữ do tiền kinh nguyệt? Thông thường các triệu chứng sẽ tự kết thúc khi bạn bắt đầu hành kinh. Nếu tình trạng đau lưng kéo dài và không liên quan đến ngày hành kinh, nó có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân khác.

7. Do các bệnh lý khác

Bên cạnh những nguyên nhân đau lưng dưới gần mông xuất phát từ những bệnh lý đặc thù ở phụ nữ, tình trạng này có thể xuất phát từ những bệnh lý khác như:

  • Căng cơ, căng dây chằng
  • Đau thần kinh tọa
  • Thoát vị đĩa đệm

Để xác định chính xác nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra. Song song đó, bạn có thể thử áp dụng những bài tập giảm đau lưng tại nhà để khắc phục triệu chứng.

>> Tìm hiểu thêm: Bị đau lưng dưới gần mông là bệnh gì? Hiểu rõ để điều trị

Bị đau lưng dưới gần mông ở nữ giới có nguy hiểm không?

Bị đau lưng dưới gần mông ở nữ

Thông thường, tình trạng đau lưng dưới ở gần mông sẽ không nguy hiểm nếu cơn đau nhẹ, ngắn ngày, và xuất phát từ các nguyên nhân: kỳ kinh nguyệt, hội chứng tiền kinh nguyệt, u xơ tử cung.

Tuy nhiên, nếu như cơn đau dữ dội kéo dài đi kèm với những triệu chứng khác, đây là dấu hiệu cho thấy bạn nên đi khám.


Bị đau lưng dưới gần mông có nguy hiểm không? Tùy thuộc vào nguyên nhân đau lưng và những triệu chứng mà bạn gặp phải, bác sĩ mới có thể xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Biện pháp khắc phục và cách phòng ngừa

Nếu cơn đau lưng của bạn liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt hoặc căng cơ, bạn có thể thử các biện pháp khắc phục tại nhà sau để giảm tình trạng đau lưng dưới gần mông:

  • Chườm ấm vùng đau nhức.
  • Dùng ghế hỗ trợ thắt lưng khi ngồi lâu.
  • Tập thể dục và giãn cơ thường xuyên để cải thiện tuần hoàn.
  • Tắm nước ấm để cải thiện lưu thông máu, giảm đau và cứng cơ.
  • Thuốc chống viêm không steroid: ibuprofen (Advil, Motrin), naproxen (Aleve) và aspirin.
  • Kê gối khi ngủ: Nếu bạn nằm nghiêng, bạn đặt gối ôm ở giữa hai đầu gối; Nếu bạn nằm ngửa, hãy kê gối bên dưới đầu gối.

>> Gợi ý cho bạn: 11 cách giúp bớt đau lưng khi có kinh mà có thể bạn chưa biết

Khi nào bạn nên đi khám?

Khi nào nên đi khám khi Bị đau lưng dưới ở nữ

Bạn nên đến bệnh viện kiểm tra nếu tình trạng bị đau lưng dưới gần mông ở nữ giới khiến bạn gặp vấn đề sau:

  • Cơn đau không thuyên giảm sau 1 tuần tự chăm sóc;
  • Cơn đau lưng đi kèm với sốt;
  • Cơn đau kéo dài xuống vùng chậu và chân của bạn;
  • Bạn bị chảy máu âm đạo bất thường;
  • Bạn không thể đứng, hoặc đi bình thường;
  • Bạn không thể kiểm soát việc đi tiêu hay đại tiện.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau lưng dưới, cách chữa bệnh đau lưng ở phụ nữ sẽ có phương pháp điều trị và biện pháp chăm sóc khác nhau. Chính vì thế, chị em không nên xem thường triệu chứng bị đau lưng dưới gần mông ở nữ giới. Nếu như bạn vẫn còn thắc mắc chưa được giải đáp, hãy tham gia và đặt câu hỏi trong Cộng đồng Sức khỏe phụ nữ để nhận được câu trả lời từ các chuyên gia và bác sĩ của chúng tôi!

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Endometriosis – NHS
https://www.nhs.uk/conditions/endometriosis/
Ngày truy cập: 14/02/2022
Back pain in pregnancy – NHS
https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/common-symptoms/back-pain/
Ngày truy cập: 14/02/2022
Endometriosis – Symptoms and causes – Mayo Clinic
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/endometriosis/symptoms-causes/syc-20354656
Ngày truy cập: 14/02/2022
Recognizing Gynecological Symptoms | Johns Hopkins Medicine
https://www.hopkinsmedicine.org/health/wellness-and-prevention/recognizing-gynecological-symptoms
Ngày truy cập: 14/02/2022
Uterine fibroids | Office on Women’s Health
https://www.womenshealth.gov/a-z-topics/uterine-fibroids
Ngày truy cập: 14/02/2022
Uterine Fibroids: Symptoms, Causes, Risk Factors & Treatment
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/9130-uterine-fibroids
Ngày truy cập: 14/02/2022
Kidney Pain Symptoms & Causes| Moffitt
https://moffitt.org/cancers/kidney-renal-cell-cancer/kidney-pain/
Ngày truy cập: 14/02/2022

Phiên bản hiện tại

19/01/2023

Tác giả: Trần Cẩm Tú

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

12 bài tập cho người đau lưng đơn giản, dễ áp dụng tại nhà

5 nguyên nhân sau khi quan hệ bị đau lưng ở nữ và cách cải thiện


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Văn Thu Uyên

Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Phụ sản Hà Nội


Tác giả: Trần Cẩm Tú · Ngày cập nhật: 19/01/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo