Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Khí hư có mùi hôi là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên · Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Phụ sản Hà Nội


Tác giả: Trần Cẩm Tú · Ngày cập nhật: 18/11/2022

Khí hư có mùi hôi là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Quảng cáo

Tình trạng khí hư có mùi hôi thường là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc viêm âm đạo. Hãy cùng tìm hiểu về các nguyên nhân dẫn đến việc khí hư có mùi khó chịu, cách điều trị và phòng ngừa ngay sau đây!

Khí hư là gì? Khí hư hay còn được biết đến là dịch tiết âm đạo. Khí hư có chức năng giúp giữ ẩm cho âm đạo. Đồng thời, dịch tiết âm đạo có tính axit nhẹ sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.

Khí hư có mùi hôi là một trong những vấn đề phổ biến ở nhiều chị em. Vậy khí hư ra nhiều có mùi hôi là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Có thể tự chữa khí hư có mùi tại nhà không? Ngay sau đây là câu trả lời cho bạn.

1. Khí hư có mùi hôi là như thế nào?

Đầu tiên, thế nào là khí hư, hay dịch tiết âm đạo bình thường? Khí hư bình thường sẽ không có mùi khó chịu và không gây kích ứng. Khí hư có thể trong suốt hoặc có màu trắng ngà, màu vàng nhạt.

Khí hư khỏe mạnh không có mùi hoặc màu khó chịu. Bạn có thể cảm thấy ẩm ướt khi tiết dịch âm đạo, nhưng khí hư sẽ không khiến bạn bị ngứa hoặc đau quanh âm đạo.

Vậy, triệu chứng khí hư có mùi hôi là gì? Đi kèm với mùi hôi tanh, dịch tiết âm đạo bất thường có thể có màu sắc khác lạ: màu xanh, xanh lá, vàng đậm,… Ngoài ra, đôi khi dịch tiết âm đạo có mùi hôi cũng đi chung với một số dấu hiệu như ngứa, rát âm đạo.

Vậy, khí hư ra nhiều có mùi hôi là bệnh gì? Ngay sau đây là nguyên nhân dẫn đến dịch tiết âm đạo có mùi hôi tanh mà bạn nên biết.

>> Đọc ngay: Khi quan hệ xong phụ nữ tiết ra chất gì? Dấu hiệu nào là báo động đỏ?

2. Nguyên nhân khiến khí hư có mùi

khí hư có mùi hôi

Khí hư có mùi hôi tanh là bị bệnh phụ khoa? Nếu dịch tiết âm đạo của bạn có mùi, có thể đây là báo hiệu của viêm nhiễm âm đạo. Tuy nhiên, cũng không ngoại trừ một số nguyên nhân sinh lý liên quan đến: vệ sinh vùng kín, môi trường vi khuẩn trong âm đạo mất cân bằng, mang thai,…

  • Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ. Việc vệ sinh không đúng cách khiến cô bé luôn bị ẩm ướt có thể làm tích tụ nhiều vi khuẩn. Ngoài ra, thụt rửa sâu bên trong âm đạo làm phá vỡ sự cân bằng bên trong đó cũng có thể khiến âm đạo viêm nhiễm và có mùi hôi.
  • Quan hệ tình dục không an toàn, khiến âm đạo bị tổn thương cũng có thể tăng khả năng viêm nhiễm và khí hư có mùi khó chịu.
  • Phụ nữ mang thai cũng thường gặp tình trạng khí hư có mùi vì lúc này dịch tiết âm đạo được tạo ra nhiều hơn. Khi vệ sinh không kỹ có thể dẫn đến mùi hôi khó chịu.

Khí hư ra nhiều có mùi hôi là bệnh gì?

Bên cạnh những lý do sinh lý trên, một số bệnh lý có thể khiến dịch tiết âm đạo có mùi khó chịu. Nếu bạn nhận thấy dịch tiết âm đạo có mùi “tanh” khó chịu hoặc nồng nặc, đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.
  • Khí hư ra nhiều loãng như nước, có mùi hơi men nhưng không nặng mùi, hoặc khí hư đặc sánh, có màu trắng và kết cấu như phô mai tươi, bạn có thể bị nhiễm trùng nấm men.
  • Khí hư màu vàng (xanh) có mùi hôi tanh khó chịu và có bọt. Đây có thể là triệu chứng của nhiễm trùng roi Trichomonas. Các triệu chứng khác có thể đi kèm, gồm: tiểu buốt, đau nhức, sưng và ngứa xung quanh âm đạo.
  • Khí hư màu trắng xám có mùi tanh có thể là dấu hiệu của bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn. Ngoài ra, dịch tiết âm đạo có thể vón cục, bám thành từng mảng trên quần lót, mùi khó chịu.
  • Khí hư có mùi hôi kèm theo cơn đau vùng chậu, ngứa rát âm đạo, đau buốt khi đi tiểu, chảy máu sau khi quan hệ tình dục thường là triệu chứng của viêm âm đạo do vi khuẩn Chlamydia hoặc bệnh lậu. Riêng bệnh lậu, dịch tiết âm đạo thường chuyển sang màu xanh.
  • Khí hư hôi tanh kèm với mụn nước xung quanh bộ phận sinh dục là dấu hiệu của bệnh mụn rộp sinh dục.
  • Khí hư có mùi hôi có màu nâu hoặc nhuốm máu có thể là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung.
Ngoài ra, khí hư có mùi hôi có thể xuất phát từ cách bệnh như: Viêm lộ tuyến tử cung; Viêm vùng chậu; Viêm âm đạo.

>> Đọc thêm: Khí hư bất thường (huyết trắng bệnh lý)

3. Khí hư có mùi điều trị được không?

khsi hư có mùi hôi là bệnh gì

Có thể tự điều trị tại nhà không? Đối với các nguyên nhân sinh lý, bạn có thể tự hạn chế và điều trị dịch tiết âm đạo có mùi hôi khó chịu bằng việc: vệ sinh cô bé đúng cách, thay quần lót hàng ngày,…

Tuy nhiên, đối với những nguyên nhân bệnh lý gây ra mùi hôi của khí hư, bạn cần được chẩn đoán, tư vấn và hướng dẫn điều trị bởi bác sĩ phụ khoa. Dịch tiết âm đạo có mùi hôi có thể là dấu hiệu những bệnh nghiêm trọng khác.

Khi nào nên gặp bác sĩ?


Bạn nên đến bệnh viện kiểm tra về các vấn đề tiết dịch âm đạo nếu gặp những trường hợp sau:
  • Dịch tiết âm đạo / Khí hư của bạn thay đổi màu sắc, trở nên nặng hơn hoặc có mùi khác.
  • Khi hư có mùi hôi đi kèm với dấu hiệu ngứa, rát, sưng hoặc đau quanh âm đạo.
  • Bạn bị đau vùng chậu.

>> Đọc thêm: Cẩn thận với 6 dấu hiệu thận yếu ở phụ nữ và cách phòng ngừa

4. Phòng ngừa khí hư có mùi hôi

phòng ngừa khí hư có mùi hôi

Làm thế nào để giữ cho vùng kín luôn sạch sẽ và có mùi thơm? Để hạn chế khí hư âm đạo có mùi hôi do vệ sinh sai cách, bạn hãy sử dụng xà phòng nhẹ và nước để nhẹ nhàng làm sạch vùng âm hộ của bạn.

Số vi khuẩn lành mạnh tự nhiên trong môi trường âm đạo có khả năng làm sạch âm đạo. Những vi khuẩn này giữ cho âm đạo có tính axit, ngăn vi sinh vật và nấm phát triển ngoài tầm kiểm soát.

Ngoài ra, một số nguyên tắc bạn cần lưu ý để giữ cho âm đạo của bạn sạch sẽ và mạnh khỏe, bao gồm:

  • Tránh sử dụng xà phòng thơm, gel, khăn lau hoặc các sản phẩm có hương liệu ở vùng kín.
  • Đừng thụt rửa hoặc rửa bên trong âm đạo của bạn.
  • Tránh mặc đồ lót chật, quần bó sát, đồ tắm hoặc quần áo thấm mồ hôi trong thời gian dài.
  • Lau âm đạo của bạn từ trước ra sau. Điều này ngăn vi khuẩn từ trực tràng xâm nhập vào âm đạo của bạn.

Những chủ đề khác về dịch tiết âm đạo

Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về hiện tượng khí hư có mùi hôi, cùng như thắc mắc: khí hư ra nhiều có mùi hôi là bệnh gì? Hãy theo dõi Hello Bacsi để biết thêm những thông tin về sức khỏe phụ nữ bạn nhé!

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Văn Thu Uyên

Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Phụ sản Hà Nội


Tác giả: Trần Cẩm Tú · Ngày cập nhật: 18/11/2022

Quảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

Quảng cáo
Quảng cáo
Quảng cáo