Theo ước tính, các vấn đề về thận, đặc biệt là bệnh thận mãn tính hiện là nguyên nhân tử vong thứ 8 ở phụ nữ trên thế giới.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Văn Thuận · Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Đồng Nai - 2
Theo ước tính, các vấn đề về thận, đặc biệt là bệnh thận mãn tính hiện là nguyên nhân tử vong thứ 8 ở phụ nữ trên thế giới.
Theo y học phương Đông, thận là một tạng tưởng tượng bao gồm tổng hoà cơ quan sinh dục và tiết niệu; “thận hư’ hay “thận yếu’ là khái niệm chỉ sự bất thường tạng thận của y học phương Đông (y học cổ truyền); còn thận theo y học phương Tây (y học hiện đại) là một tạng hình hạt đậu nằm thành 1 cặp 2 bên cột sống, sau khoang phúc mạc, có chức năng bài tiết, thải độc, nội tiết, chuyển hoá… 2 khái niệm vừa liên quan nhưng vừa độc lập. Thận suy yếu chức năng được hiểu là các liên quan đến các bất thường, bệnh tật và trong nhiều trường hợp dẫn đến thận hư, suy thận. Bài viết này sử dụng thuật ngữ và các kiến thức có sự đan xen y học cổ truyền và y học hiện đại được diễn giải một cách thường thức dễ hiểu.
Vậy dấu hiệu thận yếu ở phụ nữ là gì để dễ nhận diện và điều trị kịp thời?
Bệnh thận thường không có các triệu chứng rõ ràng khi ở giai đoạn đầu. Điều này là do cơ thể thường có thể tự đối phó với sự suy giảm đáng kể chức năng thận.
Nếu thận yếu được phát hiện ở giai đoạn đầu, điều trị kịp thời và theo dõi thường xuyên có thể giúp ngăn chặn bệnh thận tiến triển nặng hơn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các vấn đề về thận ở phụ nữ chỉ có thể được phát hiện khi xét nghiệm định kỳ cho một tình trạng sức khỏe khác. Chẳng hạn như xét nghiệm máu hoặc nước tiểu…
Sức khỏe sinh sản và mang thai là những ảnh hưởng phổ biến đối với phụ nữ thận yếu. Những dấu hiệu thận yếu ở phụ nữ có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ.
Thận yếu và bệnh thận mạn tính cũng làm tăng các nguy cơ: tiền sản giật, sinh non và hạn chế sự phát triển của thai nhi. Phụ nữ thận yếu cũng phải đối mặt với những biến chứng thai kỳ nghiêm trọng.
Ngoài ra, thận yếu dẫn đến bệnh thận mạn tính có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác trên cơ thể phụ nữ. Một số biến chứng tiềm ẩn bao gồm:
>> Tìm hiểu ngay: Tự sướng có ảnh hưởng đến kinh nguyệt? Thủ dâm ngày đèn đỏ nên hay không?
Mất chức năng thận có thể gây ra sự tích tụ độc tố trong cơ thể hoặc các vấn đề về điện giải. Dưới đây là 6 triệu chứng bệnh thận ở nữ giới và cách nhận biết thận yếu. Việc phát hiện sớm dấu hiệu của thận yếu ở phụ nữ sẽ giúp ích cho quá trình điều trị sau đó.
Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt là một trong những cách nhận biết thận yếu ở phụ nữ. Triệu chứng thận yếu ở nữ giới có thể bắt đầu từ việc: trễ kinh, mãn kinh sớm, ra nhiều máu.
>> Đọc ngay: 7 nguyên nhân trễ kinh thường gặp
Một dấu hiệu thận yếu ở phụ nữ thường gặp là giảm ham muốn tình dục. Nhiều phụ nữ bị thận yếu nhận thấy họ không hứng thú với tình dục, ham muốn tình dục của họ bị suy giảm đáng kể. Điều này có thể do các yếu tố cảm xúc, thể chất và tâm lý đi kèm trong cuộc sống khi mắc bệnh mãn tính.
>> Đọc ngay: “Vén màn” mối liên kết giữa bệnh thận yếu ở nữ và “chuyện ấy”
Khó thụ thai cũng là dấu hiệu bệnh thận ở nữ mà bạn nên chú ý. Ngoài ra, phụ nữ mắc bệnh thận mạn tính khi mang thai có nguy cơ cao bị huyết áp cao và sinh non. Đồng thời có thể mất chức năng thận đáng kể và cần được điều trị lọc máu.
Để giảm thiểu những biến chứng này, bạn cần kiểm tra sức khỏe tổng quát và nhận tư vấn khi có ý định mang thai.
Hãy chú ý dấu hiệu thận yếu ở phụ nữ bao gồm: mệt mỏi hơn, ít năng lượng hơn hoặc khó tập trung. Suy giảm chức năng thận có thể dẫn đến sự tích tụ các chất độc và tạp chất trong máu. Điều này khiến phụ nữ bị thận yếu dễ cảm thấy mệt mỏi, suy nhược và mất tập trung. Một biến chứng khác của bệnh thận là thiếu máu – cũng là tác nhân gây suy nhược.
>> Tìm hiểu ngay: 11 cách làm hồng vùng kín tại nhà bằng nguyên liệu thiên nhiên
Đây là triệu chứng bệnh thận ở nữ giới thường thấy, đặc biệt là khi thói quen tiểu tiện bị thay đổi bất thường. Theo đó, phụ nữ thận yếu thường tiểu tiện nhiều lần cả ngày lẫn đêm.
Ngoài ra, trường hợp tiểu tiện ra máu cũng là một dấu hiệu cần được bá sĩ chẩn đoán và kiểm tra càng sớm càng tốt. Khi bộ lọc của thận gặp vấn đề, các tế bào máu này có thể bắt đầu “rò rỉ’ ra nước tiểu.
Hơn nữa, nếu bạn quan sát thấy nước tiểu có bọt (hoặc sủi bọt) thì đây có thể là khả năng bệnh thận ở phụ nữ. Đây có thể là một dấu hiệu bất thường của protein trong nước tiểu (protein niệu). Lượng protein trong nước tiểu tăng lên có thể là do thận có vấn đề nghiêm trọng.
Thận đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể, tạo ra các tế bào hồng cầu, duy trì lượng khoáng chất phù hợp trong máu. Những điều này ảnh hưởng đến làn da. Chính vì thế, dấu hiệu thận yếu ở phụ nữ có thể quan sát qua làn da.
Tuy nhiên, nếu bạn bị bệnh thận, bạn sẽ không thấy các dấu hiệu cảnh báo sớm trên da. Khi bệnh thận tiến triển nặng, bạn sẽ nhận thấy những dấu hiệu sau:
>> Tìm hiểu thêm: 6 nguyên nhân gây đau đầu vú – Vấn đề nào là bất thường?
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thận yếu ở nữ phát triển theo thời gian, nếu tổn thương thận tiến triển chậm. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, mất chức năng thận có thể gây ra:
Bên cạnh dấu hiệu thận yếu ở phụ nữ, nguyên nhân dẫn đến thận yếu ở phụ nữ cũng là mối quan tâm của nhiều người. Thận yếu ở phụ nữ làm suy giảm chức năng thận. Điều này sẽ khiến tổn thương thận tiến triển theo thời gian.
Một số nguyên nhân gây thận yếu của phụ nữ bao gồm:
Những dấu hiệu thận yếu ở phụ nữ thường không rõ ràng trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, một số đối tượng nên đến kiểm tra sức khỏe thường xuyên hơn vì có nguy cơ thận yếu cao hơn nếu:
Ngoài ra, bạn nên đi khám và kiểm tra sức khỏe nếu gặp phải 6 dấu hiệu bệnh thận ở nữ đã đề cập như trên.
Ngay cả khi bạn không có dấu hiệu thận yếu ở phụ nữ, đừng bỏ qua những bước phòng ngừa sau đây để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
>> Đọc thêm: Các bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ
Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về dấu hiệu thận yếu ở phụ nữ. Lưu ý, nếu bạn gặp cùng lúc tất cả dấu hiệu trên, hãy đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt để được bác sĩ hướng dẫn cách xử lý phù hợp.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!