backup og meta

Quan hệ ra máu đỏ nâu có nguy hiểm không?

Quan hệ ra máu đỏ nâu có nguy hiểm không?

Quan hệ ra máu đỏ nâu là tình trạng có thể xảy ra ở một số cặp đôi do nhiều lý do. Hiện tượng quan hệ ra máu đỏ nâu không quá đáng lo ngại nhưng cũng có thể dấu hiệu của tình trạng bệnh lý nguy hiểm. 

Vậy quan hệ ra máu đỏ nâu có nguy hiểm không? Cùng tìm ra nguyên nhân quan hệ ra máu đỏ nâu qua bài viết của Hello Bacsi dưới đây!

Nguyên nhân quan hệ ra máu đỏ nâu

Hiện tượng quan hệ ra máu đỏ nâu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Những bạn trẻ tuổi chưa đến giai đoạn mãn kinh, chảy máu thường xuất phát từ cổ tử cung. Còn ở những người đã trải qua thời kỳ mãn kinh, quan hệ ra máu đỏ nâu có thể từ cổ tử cung, thành âm đạo, môi âm đạo, niệu đạo,…

Có nhiều nguyên nhân quan hệ ra máu đỏ nâu khác nhau như:

  • Do vừa mới hành kinh hoặc vừa kết thúc kỳ kinh nguyệt: Do máu kinh nguyệt chưa được đào thải ra hết trong cuối kỳ kinh nguyệt, nên khi quan hệ khiến tử cung co bóp và đẩy máu ra ngoài lượng máu còn lại.
  • Do rách màng trinh: Một số bạn nữ quan hệ ra máu đỏ nâu do bị rách màng trinh khi quan hệ lần đầu tiên. Tuy nhiên, không phải bạn nữ nào cũng chảy máu trong lần đầu quan hệ.
  • Mắc bệnh phụ khoa: Nhiễm trùng như bệnh viêm vùng chậu (PID) hoặc nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI) như chlamydia, bệnh lậu gonorrhea gây hiện tượng xuất hiện dịch màu nâu đỏ sau khi quan hệ.
  • Khô âm đạo: Khi quan hệ mà âm đạo khô sẽ rất dễ khiến cô bé chảy máu. Nhiều yếu tố làm âm đạo khô như: mãn kinh, sụt giảm estrogen do sử dụng một số loại thuốc thuốc cảm, thuốc hen suyễn, một số thuốc chống trầm cảm và thuốc kháng estrogen, hay quan hệ trực tiếp mà bỏ qua màn dạo đầu, thụt rửa âm đạo, tiếp xúc với các chất hóa học khi sử dụng các sản phẩm vệ sinh phụ nữ, hay khi đi bơi,…  
  • Âm đạo bị tổn thương do sinh nở, hoặc do quan hệ quá mạnh, ma sát trong khi quan hệ tình dục. Cơn đau sẽ không kéo dài lâu và không quá đáng lo ngại, chỉ cần bạn và đối tác điều tiết cường độ khi quan hệ.
  • Polyp tử cung: polyp nội mạc tử cung là sự phát triển quá mức của tế bào lớp niêm mạc tử cung (còn gọi là nội mạc tử cung), polyp tử cung phần lớn là lành tính nhưng gây chảy máu bất thường ở âm đạo.
  • Viêm cổ tử cung, ung thư cổ tử cung: khi cổ tử cung bị viêm, hay ung thư gây mạch máu cổ tử cung sung huyết , tăng sinh và rất dễ chảy máu.
  • Herps: nguyên nhân do virus herpes gây ngứa hoặc râm ran xung quanh bộ phận sinh dục, cũng như xuất hiện mụn nước nhỏ, viêm loét và chảy máu.
  • Mang thai: Những thay đổi về nội tiết tố trong thời kỳ mang thai khiến cho lớp niêm mạc của ống cổ tử cung nhô xuống phần thân chính của cổ tử cung. Điều này có thể gây khó khăn khi quan hệ, xuất hiện máu đỏ nâu.

>>> Xem thêm: Ung thư cổ tử cung có quan hệ được không?

Quan hệ ra máu đỏ nâu có nguy hiểm không? 

Quan hệ ra máu đỏ nâu có nguy hiiểm không

Nhìn chung quan hệ ra máu đỏ nâu không quá nguy hiểm. Trong một số trường hợp hiếm gặp, quan hệ ra máu đỏ có thể là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung hoặc âm đạo, các viêm nhiễm phụ khoa. Đôi khi đó lại trùng hợp là máu báo thai do bạn đã thụ thai mà không biết.

Tùy vào các triệu chứng khác và tiền sử bệnh lý mà bạn nên thử đi kiểm tra tại các bệnh viện nếu thấy có triệu chứng bất thường khác:

  • Sử dụng que thử thai để kiểm tra
  • Đi khám phụ khoa tại các bệnh viện uy tín.

>>> Đọc thêm: Thủ dâm ngày đèn đỏ có sao không? Bật mí 5 mẹo hữu ích cho nàng

Khi nào nên thăm khám bác sĩ?

Quan hệ ra máu đỏ nâu có nguy hiiểm không

Tùy thuộc vào nguyên nhân khác nhau, các triệu chứng khác có thể xảy ra kèm với hiện tượng quan hệ chảy máu đỏ nâu. 

Với người trẻ chưa tới giai đoạn mãn kinh, không có các yếu tố nguy cơ khác mà chỉ có hiện tượng ra máu nhẹ thì không có gì đáng ngại, bạn có thể không cần đi khám.

Trong trường hợp sau khi mãn kinh, nếu quan hệ ra máu đỏ nâu ở âm đạo, kèm theo một số triệu chứng khác dưới đây thì nên đi thăm khám bác sĩ: 

  • Quan hệ ra dịch nâu kèm ngứa rát âm đạo
  • Cảm giác châm chích hoặc nóng rát khi đi tiểu
  • Cảm giác quá đau đớn khi quan hệ 
  • Chảy máu nhiều
  • Đau bụng 
  • Đau lưng dưới
  • Buồn nôn 
  • Khí hư ra nhiều, tiết dịch âm đạo bất thường.

>>> Tham khảo thêm: Nguyên nhân đau bụng sau khi quan hệ do đâu? Có nguy hiểm không?

Cách ngăn ngừa quan hệ ra máu đỏ nâu

Một số cách giúp hạn chế hiện tượng quan hệ ra máu đỏ nâu như:

  • Nếu bị khô âm đạo, bạn có thể sử dụng chất bôi trơn trước khi quan hệ để hạn chế tình trạng âm đạo bị khô gây đau đớn và chảy máu khi quan hệ. Nếu bạn đang sử dụng bao cao su, nên sử dụng chất bôi trơn gốc nước, thay vì chất bôi trơn gốc dầu vì nó có thể làm hỏng bao cao su.
  • Trong cuộc yêu, hai bên nên có màn dạo đầu từ từ để cô bé được thoải mái tránh gây đau. 

Quan hệ ra máu đỏ nâu là hiện tượng khá phổ biến, tuy nhiên bạn cũng cần để ý có xuất hiện các triệu chứng khác bất thường không để kịp thời kiểm tra và điều trị. Để từ đó có cách quan hệ tình dục an toàn và bảo vệ sức khỏe phụ khoa cho chính mình.

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

What causes a woman to bleed after sex?

https://www.nhs.uk/common-health-questions/womens-health/what-causes-a-woman-to-bleed-after-sex/

Ngày truy cập: 15/11/2022

Oral Contraceptives and Cancer Risk

https://www.cancer.gov/about-cancer/causes-prevention/risk/hormones/oral-contraceptives-fact-sheet

Ngày truy cập: 15/11/2022

The Recent Review of the Genitourinary Syndrome of Menopause

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4561742/

Ngày truy cập: 15/11/2022

What Are the Symptoms of Cervical Cancer?

https://www.cdc.gov/cancer/cervical/basic_info/symptoms.htm

Ngày truy cập: 15/11/2022

Vaginal Dryness

https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/21027-vaginal-dryness

Ngày truy cập: 15/11/2022

Phiên bản hiện tại

18/11/2022

Tác giả: Trần Thùy Linh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Tạ Trung Kiên

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

Điều kiện tiêm HPV là gì? Tại sao bạn nên tiêm HPV?

Xét nghiệm HPV dương tính có phải ung thư? Cần làm gì sau đó?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Tạ Trung Kiên

Thẩm mỹ · Bệnh viện An Sinh TPHCM


Tác giả: Trần Thùy Linh · Ngày cập nhật: 18/11/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo