backup og meta
Chuyên mục

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Phá thai tại nhà: Bạn đừng dại mà thử!

Tác giả: Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh Kim Dung · Sản - Phụ khoa · Bệnh Viện Quốc Tế Phương Châu


Ngày cập nhật: 11/12/2023

    Phá thai tại nhà: Bạn đừng dại mà thử!

    Mang thai ngoài ý muốn khiến bạn đối mặt với nhiều cảm xúc mâu thuẫn. Thêm vào đó, những áp lực từ gia đình và xã hội có thể khiến việc phá thai trở nên rắc rối hơn. Vì vậy, nhiều người đã tìm đến các biện pháp phá thai tại nhà được quảng cáo là an toàn và có chi phí thấp.

    Hiện nay, với sự phổ biến của Internet, bạn có thể dễ dàng tiếp cận những cách phá thai tại nhà như sử dụng thuốc không kê đơn, thảo dược dân gian, các bài tập thể chất hay thậm chí là các phương pháp kỳ quặc khác như phá thai bằng que, bằng ống bơm… Thế nhưng, liệu có đáng để bạn mạo hiểm với các phương pháp tại nhà này hay không?

    Phá thai tại nhà

    Rủi ro của việc phá thai tại nhà

    Đầu tiên, phải khẳng định rằng các phương pháp phá thai tại nhà, bao gồm phá thai bằng mẹo dân gian, đều chưa được kiểm chứng về độ an toàn và có nguy cơ xảy ra biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

    Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có gần 50.000 trường hợp tử vong do phá thai không an toàn, trong đó có cả những ca tự thực hiện các biện pháp phá thai tại nhà. Bên cạnh đó, khoảng 25% phụ nữ gặp phải các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và cần được chăm sóc y tế liên tục sau khi tiến hành phá thai không an toàn.

    Có rất nhiều rủi ro từ việc phá thai tại nhà, bao gồm:

    Sảy thai không hoàn toàn

    Sảy thai không hoàn toàn là trường hợp một phần của thai và nhau thai vẫn còn sót lại trong cơ thể người mẹ. Do đó, thai phụ phải cần đến sự can thiệp y tế để có thể hoàn thành việc phá thai. Nếu không được xử lý đúng cách, sảy thai không hoàn toàn có thể gây ra các vấn đề như nhiễm trùng, mất máu nghiêm trọng và đe dọa đến tính mạng của người mẹ.

    Nhiễm trùng

    Tất cả các ca phẫu thuật/thủ thuật đều tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng. Đó là lý do mà các bệnh viện và cơ sở y tế được cấp phép hoạt động luôn cố gắng giữ dụng cụ và phòng phẫu thuật vô trùng nhất có thể.

    Một số biện pháp phá thai tại nhà cần sử dụng đến các dụng cụ y tế để tiếp cận tử cung và cổ tử cung của người muốn phá thai. Điều này là cực nguy hiểm, kể cả khi dụng cụ đã được khử trùng trước khi sử dụng.

    Nhiễm trùng âm đạo, cổ tử cung hoặc tử cung có thể gây ra các tổn thương sức khỏe vĩnh viễn, trong đó có cả vô sinh. Bên cạnh đó, nhiễm trùng ở khu vực này có khả năng gây nhiễm trùng máu, nguy hiểm cho tính mạng của sản phụ.

    Xuất huyết

    Phá thai không an toàn gây xuất huyết

    Tự phá thai tại nhà hoặc nạo, hút thai tại các cơ sở “chui” rất dễ dẫn đến tình trạng xuất huyết. Người thực hiện thủ thuật có thể vô tình làm đứt một mạch máu lớn, gây ra tình trạng chảy máu trong. Nguy hiểm hơn, hiện tượng chảy máu trong rất khó phát hiện. Do đó, các bệnh nhân thường chỉ được đưa đi cấp cứu khi vấn đề đã trở nên nghiêm trọng.

    Sẹo

    Ngoài xuất huyết, việc phá thai không an toàn có thể để lại những vết sẹo lớn, gây ảnh hưởng đến cả bên trong và bên ngoài bộ phận sinh dục. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến vô sinh và các vấn đề về sức khỏe khác ở phụ nữ.

    Ngộ độc khi phá thai bằng các mẹo dân gian

    Phá thai bằng các dược liệu tự nhiên có vẻ như khá an toàn và được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, kể cả những dược liệu phổ biến nhất cũng có thể gây độc nếu chúng không được sử dụng đúng cách.

    Bên cạnh đó, đa số các phương pháp phá thai tại nhà bằng thảo dược đều yêu cầu người dùng phải tiêu thụ một lượng dược liệu lớn hơn nhiều so với khuyến cáo. Việc dùng quá nhiều dược liệu có thể làm tăng gánh nặng cho gan, khiến gan phải tiêu tốn nhiều thời gian hơn để loại bỏ các chất độc hại. Theo thời gian, điều này sẽ khiến gan bị tổn thương nghiêm trọng, thậm chí gây suy giảm chức năng gan.

    Đặc biệt, hiện nay, có rất nhiều website và trang mạng xã hội rao bán các loại thuốc phá thai không kê đơn để người có nhu cầu mua và sử dụng. Tuy nhiên, không ai biết rõ các loại thuốc này được điều chế từ những thành phần nào và có thực sự an toàn hay không. Do đó, bạn tuyệt đối nên tránh xa các loại thuốc này để tránh “rước họa vào thân”.

    Các lựa chọn phá thai an toàn thay thế cho phá thai tại nhà

    Nếu bắt buộc phải phá thai, bạn nên tìm kiếm những phương pháp an toàn và hiệu quả hơn các cách phá thai “truyền miệng”. Bạn có thể cân nhắc các phương án sau đây:

    Phá thai nội khoa

    Phá thai nội khoa là phương pháp sử dụng thuốc để chấm dứt thai kỳ. Bác sĩ sẽ kê đơn và hướng dẫn bạn cách sử dụng các loại thuốc này.

    Phá thai ngoại khoa

    Phá thai ngoại khoa là phương pháp sử dụng những dụng cụ y tế can thiệp vào tử cung để bỏ thai. Phương pháp này sẽ được tiến hành tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Sau thủ thuật, thai phụ có thể về nhà nghỉ ngơi mà không cần điều trị nội trú tại bệnh viện nếu không có biến chứng. Một số phương pháp phá thai ngoại khoa phổ biến bao gồm:

    • Hút thai chân không: Bác sĩ sẽ sử dụng ống hút chân không chuyên dụng để hút toàn bộ phôi thai ra ngoài. Phương pháp này thường được chỉ định cho các trường hợp thai nhỏ.
    • Phương pháp Nong và gắp thai (D&E): Bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ toàn bộ phôi thai bằng một chiếc kẹp y tế đặc biệt. Các phần còn sót lại sẽ được xử lý bằng một chiếc ống nhỏ đặt trong tử cung. Phương pháp D&E thường được sử dụng cho các trường hợp thai lớn.

    Trước khi phá thai, bạn nên tìm hiểu kỹ về các phương pháp phá thai, quy định liên quan đến việc phá thai và những cơ sở y tế uy tín để thực hiện thủ tục này. Lưu ý một điều là nếu bạn muốn bỏ thai lớn trên 11 tuần thì nên cân nhắc kỹ, vì phá thai lớn có thể nguy hiểm cả tính mạng. Hơn nữa, đa số các bệnh viện chỉ nhận phá thai lớn khi thai có chỉ định y khoa không giữ được. Tại một số quốc gia, phá thai trên 20 tuần tuổi hoặc khi đã qua tam cá nguyệt thứ 2 được xem là phạm pháp.

    Những vấn đề cần lưu ý sau khi phá thai tại nhà

    Nôn ra máu

    Nếu bạn đã lỡ thực hiện các biện pháp phá thai tại nhà, bạn cần tự theo dõi tình trạng sức khỏe của mình. Nếu có các biểu hiện bất thường sau, bạn nên đến ngay bệnh viện để được kiểm tra càng sớm càng tốt:

    Chảy nhiều máu

    Nôn ra máu

    Tiểu tiện hoặc đại tiện ra máu

    Sốt hoặc ớn lạnh

    • Vàng da hoặc vàng mắt
    • Có cảm giác đau dữ dội ở vùng bụng hoặc xương chậu
    • Buồn nôn và chán ăn
    • Mất ý thức
    • Ngủ lịm
    • Đổ mồ hôi, người lạnh, da xanh xao hoặc nhợt nhạt
    • Bị nhầm lẫn

    Dù phải rất khó khăn bạn mới đưa ra quyết định chấm dứt thai kỳ nhưng đây là việc làm không được khuyến khích. Nếu đã lựa chọn không giữ thai nhi, bạn có thể lựa chọn phương pháp phá thai phù hợp nhất với bản thân. Tuy nhiên, các phương pháp phá thai tại nhà đem lại khá nhiều rủi ro và biến chứng. Do đó, bạn cần cân nhắc thật kỹ để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tác giả:

    Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh Kim Dung

    Sản - Phụ khoa · Bệnh Viện Quốc Tế Phương Châu


    Ngày cập nhật: 11/12/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo