backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị rong kinh: Nguyên nhân và cách xử lý?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Tạ Trung Kiên · Thẩm mỹ · Bệnh viện An Sinh TPHCM


Tác giả: Dung Nguyễn · Ngày cập nhật: 22/03/2024

Uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị rong kinh: Nguyên nhân và cách xử lý?

Thuốc tránh thai khẩn cấp ngày càng phổ biến như một biện pháp dự phòng sau khi quan hệ tình dục không an toàn. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thường gặp là tình trạng uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị rong kinh, rối loạn kinh nguyệt.

Các thông tin dưới đây sẽ giúp chị em hiểu rõ nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục tình trạng này.

Vì sao uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị rong kinh?

Thuốc tránh thai khẩn cấp có khả năng ngăn cản sự thụ thai bằng cách tác động đến các quá trình sinh học tự nhiên của cơ thể. Thuốc ức chế giai đoạn rụng trứng, cản trở sự di chuyển của tinh trùng, thụ tinh và làm tổ của trứng.

Thông thường, các trường hợp sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp bao gồm:

  • Thất bại khi áp dụng phương pháp tránh thai, chẳng hạn:
    • Rách hoặc tuột bao cao su trong lúc quan hệ
    • Quên uống thuốc tránh thai hàng ngày
    • Tính sai ngày trong phương pháp tránh thai tự nhiên
    • Xuất tinh ngoài nhưng lo sợ dính tinh dịch dẫn đến có thai.
  • Bị cưỡng hiếp
  • Phụ nữ quan hệ không thường xuyên (1 – 2 lần /năm).
  • Mặc dù là “cứu cánh” cho chị em trong nhiều trường hợp, nhưng các chuyên gia khuyến cáo chị em không nên lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp. Lượng hormone trong thuốc tránh thai khẩn cấp cao hơn nhiều lần so với thuốc tránh thai hàng ngày. Vì vậy, thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Trong đó có phản ứng biến động chu kỳ kinh nguyệt.
    Đây là lý do tại sao uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị rong kinh, có kinh sớm hoặc chậm kinh, mất kinh… ở nhiều người. Thậm chí, nhiều trường hợp lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp dẫn đến khó rụng trứng, tắc ống dẫn trứng gây vô sinh.

    Uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị rong kinh bao lâu?

    Thời gian và mức độ rong kinh, rong huyết do thuốc tránh thai khẩn cấp tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng sức khỏe của từng người. Có trường hợp rong kinh khoảng 1 – 2 tuần là hết, nhưng cũng có trường hợp phải cố gắng điều chỉnh nội tiết trong vòng 2 – 3 tháng mới ổn định kinh nguyệt trở lại.

    Uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị rong kinh

    Uống thuốc tránh thai khẩn cấp có thể chậm kinh bao lâu?

    Thuốc tránh thai khẩn cấp cũng có thể khiến kỳ kinh tới sớm hoặc muộn hơn dự kiến. Vậy sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp bao lâu thì có kinh lại?

    Kỳ kinh nguyệt của bạn có thể bắt đầu trong tháng tới, việc kinh tới sớm hay muộn vài ngày là do cơ thể chưa kịp thích nghi với sự thay đổi nội tiết tố. Bên cạnh đó, tâm lý lo sợ mang thai khi quan hệ không an toàn, áp lực học tập, công việc cũng khiến bạn chậm kinh, rối loạn kinh nguyệt rối loạn.

    Trường hợp không mong muốn nhất là bạn bị trễ kinh do mang thai. Trên thực tế, không có biện pháp tránh thai nào mang lại hiệu quả tuyệt đối. Nếu bạn không có kinh trong vòng 21 ngày hoặc trễ hơn 7 ngày so với ngày kinh dự kiến thì bạn nên thử thai.

    Bạn có thể quan tâm:

    Nếu bạn có thai, thuốc tránh thai khẩn cấp không gây tác động xấu lên thai kỳ và sức khỏe thai nhi.

    Uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị rong kinh

    Bị rong kinh do uống thuốc tránh thai khẩn cấp phải làm sao?

    Dưới đây là một số biện pháp giúp giảm bớt các triệu chứng khó chịu nếu bạn bị rong kinh sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp.

    1. Bổ sung sắt và vitamin C

    Rong kinh có thể dẫn đến mất máu. Do đó, bạn nên bổ sung sắt và vitamin C để bù lại lượng máu mất đi, ngăn ngừa thiếu máu.

    Một số thực phẩm giàu sắt bao gồm thịt đỏ, cá, trứng, rau lá xanh, các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt.

    Vitamin C giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn, vì vậy bạn nên ăn các loại trái cây như cam, bưởi, kiwi, dâu tây… và rau củ như bông cải xanh, cải xoăn, ớt chuông…

    Uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị rong kinh phải bổ sung đủ dinh dưỡng

    2. Uống nhiều nước

    Uống nhiều nước giúp cơ thể tránh mất nước do rong kinh. Bạn nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để giảm mệt mỏi và thoải mái tinh thần hơn, nhưng hãy tránh đồ uống có cồn và caffeine vì chúng có thể gây mất nước.

    3. Sử dụng băng vệ sinh hoặc tampon phù hợp

    Bạn nên sử dụng loại băng vệ sinh hoặc tampon có khả năng thấm hút tốt để tránh bị ẩm ướt và khó chịu. Đồng thời, bạn nhớ thay băng vệ sinh hoặc tampon thường xuyên để đảm bảo vệ sinh và ngăn ngừa vi khuẩn.

    Bạn có thể quan tâm:

    4. Nghỉ ngơi đầy đủ và giảm căng thẳng

    Nghỉ ngơi đầy đủ giúp cơ thể phục hồi sau khi mất máu. Bạn nên ngủ đủ giấc và tránh hoạt động gắng sức trong những ngày rong kinh. Đồng thời, bạn có thể nghe nhạc, thiền hoặc tập yoga để giảm căng thẳng.

    5. Tham khảo ý kiến bác sĩ

    Nếu bạn bị rong kinh kéo dài hơn 7 ngày, chảy máu quá nhiều hoặc có các triệu chứng khác như đau bụng dữ dội, chóng mặt, hoa mắt… bạn nên đi gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.

    Lưu ý sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp an toàn

    Ngoài gây rối loạn kinh nguyệt, thuốc tránh thai khẩn cấp còn có thể gây ra nhiều tác dụng phụ khác như đau đầu, buồn nôn, nôn, đau vú, đau bụng, chóng mặt, mệt mỏi… Việc sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp cần lưu ý một số điều để đảm bảo an toàn và hiệu quả:

    • Chỉ sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp khi thật sự cần thiết
    • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng
    • Sử dụng càng sớm càng tốt: Hiệu quả của thuốc cao nhất trong vòng 72 giờ sau khi quan hệ tình dục không được bảo vệ. Sau 72 giờ, hiệu quả của thuốc giảm dần.
    • Không sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp quá thường xuyên: Theo khuyến cáo, phụ nữ chỉ nên uống không quá 2 lần thuốc tránh thai khẩn cấp trong một tháng.
    • Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp, đặc biệt là nếu bạn có tiền sử bệnh lý hoặc đang sử dụng các loại thuốc khác.

    Uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị rong kinh

    Uống thuốc tránh thai khẩn cấp là biện pháp tránh thai tức thời, không đem lại hiệu quả lâu dài. Hơn nữa, nó còn tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ như uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị rong kinh, mất kinh, mệt mỏi… Phụ nữ nên chọn các phương pháp ngừa thai ổn định và có hiệu quả cao hơn như uống thuốc tránh thai hàng ngày, đặt vòng, sử dụng bao cao su… 

    Bạn có thể quan tâm:

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Tạ Trung Kiên

    Thẩm mỹ · Bệnh viện An Sinh TPHCM


    Tác giả: Dung Nguyễn · Ngày cập nhật: 22/03/2024

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo