Giá trị dinh dưỡng của gạo
Không chỉ nên biết những lợi ích của nước cơm, bạn cũng nên biết được giá trị dinh dưỡng của gạo. Gạo là loại lương thực chủ yếu ở các nước châu Á và chứa rất nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như:
- Nước – 13,29g
- Carbohydrate – 79,15g
- Protein – 6,5g
- Chất béo – 0,52g
- Năng lượng – 358kcal
- Chất xơ – 2,8g
- Sắt – 4,23mg
- Canxi – 3mg
- Phốt pho – 95mg
- Magiê – 23mg
- Kali – 76mg
- Natri – 1mg
- Kẽm – 1,1mg
- Vitamin B1 – 0,565mg
- Vitamin B2 – 0,048mg
- Vitamin B3 – 4,113mg
- Axit folic – 389mcg
- Vitamin B6 – 0,171mg

Nhược điểm của nước cơm
Ngoài những lợi ích của nước cơm, thì việc hiểu rõ những nhược điểm của thức uống này cũng rất quan trọng.
Thiếu chất dinh dưỡng: Nước cơm chủ yếu chứa các chất dinh dưỡng được hòa tan từ gạo nên giá trị dinh dưỡng không bằng gạo. Vì vậy, nó không cung cấp đủ lượng calorie bị mất khi bị tiêu chảy. Ngoài ra, nước cơm cũng không chứa đủ natri và kali. Do đó, nó nên được sử dụng cùng với Oresol để điều trị tiêu chảy.
Không thể thay thế sữa mẹ: Nước cơm cũng không thể thay thế sữa mẹ hoặc sữa công thức vì nó không chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng mà bé cần.
Có thể gây dị ứng: Tuy điều này ít xảy ra, nhưng với bé có cơ địa hay dị ứng, bạn cũng nên thoa thử một ít nước cơm lên da bé trước khi cho bé ăn. Nếu bé bị dị ứng với yến mạch và lúa mạch thì nhiều khả năng bé cũng sẽ bị dị ứng với gạo. Một số triệu chứng của dị ứng như đầy hơi, đau bụng, nôn mửa, khó thở, phát ban…
Những lưu ý khi cho bé dùng nước cơm
Mặc dù lợi ích của nước cơm là không thể phủ nhận, nhưng bạn nên lưu ý một số điều sau khi cho trẻ uống nước cơm:
- Trước khi cho bé dùng, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để biết rằng đúng thời điểm hay chưa.
- Kiểm tra dị ứng trước khi cho bé dùng. Thoa một ít nước cơm lên da bé hoặc cho bé uống một ngụm nhỏ để xem bé có các triệu chứng dị ứng như nôn mửa, phát ban, khó thở… không.
- Không bao giờ cho bé uống nước cơm để thay thế sữa mẹ hoặc sữa công thức. Tuy nhiên, bạn có thể trộn nước cơm với sữa công thức để cho bé uống.
- Vo gạo kỹ trước khi nấu bởi các chất bẩn có thể bám vào gạo.
- Bạn nên chọn loại gạo có hạt vừa hoặc nhỏ.
- Tránh thêm sữa đậu nành vào nước cơm vì nó có thể khiến các bé bị dị ứng thực phẩm nghiêm trọng hơn.
- Thận trọng khi dùng gạo lứt. Mặc dù gạo lứt giàu dinh dưỡng hơn gạo trắng nhưng nó có thể chứa các loại chất xơ khó tiêu hóa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!