Trẻ bị ngộ độc thực phẩm sẽ có biểu hiện như buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy gây mất nước và điện giải, nặng hơn sẽ gây tử vong.
Một số gia đình cho con dùng nước trái cây đóng hộp nhưng lại không hề biết rằng loại nước này có thành phần là sorbitol (kể cả trong trái cây tươi vẫn có). Sorbitol là một loại đường khó tiêu dẫn đến tiêu chảy.
Ngoài ra, trẻ bị tiêu chảy còn có thể do mắc các tình trạng bệnh lý như viêm ruột, tắc ruột hoặc do hội chứng ruột kích thích gây nên hoạt động bất thường của dạ dày, ruột.
Các triệu chứng thường gặp khi trẻ bị tiêu chảy

Tiêu chảy khá phổ biến ở trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ, nhưng khi con lớn lên thì hệ tiêu hóa dần ổn định, vấn đề tiêu chảy cũng ít gặp hơn. Các biểu hiện đầu tiên có thể gặp ở trẻ là đi ngoài phân lỏng, có mùi hôi tanh. Trẻ sơ sinh sẽ có thêm triệu chứng mệt mỏi, quấy khóc, nôn… Số lần đi ngoài của trẻ nhiều hơn rất nhiều so với bình thường:
- Trẻ sơ sinh: Do hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh nên bé có thể đi ngoài 5 – 6 lần/ngày, thậm chí đến 10 lần/ngày. Nếu bé đi ngoài 10 lần/ngày nhưng vẫn bú mẹ bình thường, không có tình trạng sút cân thì có thể không bị tiêu chảy. Tuy nhiên, nếu con bỏ bú, sụt cân thì cần cho trẻ đi khám ngay.
- Trẻ em: đi ngoài phân lỏng từ 3 lần trở lên trong 24 giờ.
Tiêu chảy cũng được chia thành hai loại:
- Tiêu chảy cấp tính: Trường hợp này, trẻ bị tiêu chảy trong 1 – 2 ngày là hết, nguyên nhân thường là do nhiễm trùng hoặc nhiễm khuẩn gây ra.
- Tiêu chảy mãn tính: tính chất lâu dài hơn, có thể đến vài tuần, nguyên nhân là do hội chứng ruột kích thích hoặc bệnh đường ruột ở trẻ.
Trẻ bị tiêu chảy nặng có thể đi ngoài phân có máu, có biểu hiện khát nước cực độ (miệng khô, dính), sốt cao, ngủ li bì, sụt cân, chán ăn, với trẻ sơ sinh thì bỏ bú.
Trẻ bị tiêu chảy có thể nguy hiểm đến mức nào?
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng trên 1 tỷ trẻ em bị mắc bệnh tiêu chảy và trong số đó có tới 4 triệu trẻ tử vong, 80% trường hợp trẻ tử vong ở trong độ tuổi dưới 2 tuổi, cụ thể là trẻ lứa tuổi từ 6 đến 11 tháng.
Tính chất nguy hiểm của bệnh tiêu chảy đến từ việc người bệnh bị mất nước, chất điện giải và rối loạn các chất trong cơ thể khiến các cơ quan bị rối loạn hoạt động. Tình trạng mất nước và chất điện giải diễn tiến tới một mức độ nào đó sẽ khiến bé bị mất thể tích tuần hoàn, gây suy tim, thậm chí là tử vong, nếu không được phát hiện và bổ sung kịp thời. Trẻ bị tiêu chảy kéo dài còn có nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng đường ruột, nhiễm trùng huyết gây tử vong (trường hợp tiêu chảy do vi trùng).
Tiêu chảy kéo dài cũng là nguyên nhân dẫn tới việc trẻ bị suy dinh dưỡng. Tình trạng suy dinh dưỡng kéo dài lại khiến bệnh tiêu chảy khó kiểm soát và dẫn đến tử vong. Tiêu chảy thực sự là bệnh không thể coi thường nếu như không có biện pháp phòng bệnh đúng đắn cho trẻ.
Trẻ bị tiêu chảy phải làm sao?
Ngay khi trẻ bị tiêu chảy, bố mẹ cần cho con uống bù nước, tốt nhất là uống oresol (nhớ pha theo đúng hướng dẫn trên bao bì). Cho trẻ uống từ từ từng thìa cho tới khi hết khát. Nếu trong 24 giờ không uống hết lượng dung dịch đã pha thì bạn có thể đổ đi và pha đợt khác vì dung dịch pha đã bị hỏng.
Dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong điều trị tiêu chảy cho con. Việc cung cấp dinh dưỡng hợp lý sẽ có tác dụng thúc đẩy hồi phục sớm tổn thương niêm mạc ruột, giúp chức năng tiêu hóa để hấp thu của ruột nhanh chóng trở về bình thường, rút ngắn thời gian tiêu chảy và cải thiện tình trạng dinh dưỡng ở trẻ. Vì vậy, nên tránh sử dụng thực phẩm chứa nhiều lactose, đạm thủy phân trong sữa bò và những thức ăn, nước uống có nồng độ đường hoặc muối quá cao. Những thực phẩm này có thể làm tăng nồng độ thẩm thấu dễ gây tiêu chảy.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!