Tình trạng trẻ sơ sinh xì hơi nhiều mà không đi ngoài không chỉ khiến ba mẹ lo lắng mà còn gây khó chịu cho chính bé. Tuy nhiên, đây là tình trạng khá phổ biến ở các bé và có nhiều giải pháp bạn có thể cân nhắc để cải thiện.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Tình trạng trẻ sơ sinh xì hơi nhiều mà không đi ngoài không chỉ khiến ba mẹ lo lắng mà còn gây khó chịu cho chính bé. Tuy nhiên, đây là tình trạng khá phổ biến ở các bé và có nhiều giải pháp bạn có thể cân nhắc để cải thiện.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh xì hơi nhiều nhưng không đi ngoài. Khi thấy bé ít hoặc không đi ngoài mà lại xì hơi nhiều, ba mẹ dễ lo lắng rằng hệ tiêu hóa của con đang không khỏe. Thế nhưng, các bé ở những độ tuổi khác nhau với các chế độ dinh dưỡng khác nhau sẽ có tần suất đi ngoài khác nhau. Bạn cần nắm kỹ điều này để biết tần suất đi ngoài và xì hơi của con có bình thường không.
Nhiều phụ huynh thắc mắc trẻ sơ sinh 1 ngày không ị hay trẻ sơ sinh 3 ngày không ị có sao không? Nếu bé 1 tuần không đi đại tiện có sao không? Trẻ vài tuần đến vài tháng tuổi thường đi ngoài ít hơn trẻ mới sinh vài ngày tuổi. Một số bé từ 2 tháng tuổi trở lên đi ngoài 1 lần/ngày hoặc nhiều hơn.
Vậy, trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần trong ngày có sao không? Thực tế, cũng có bé đi ngoài vài ngày một lần hoặc thậm chí chỉ đi tiêu 1 lần/tuần.
Ngoài độ tuổi, tần suất đi ngoài phụ thuộc một phần vào những gì bé ăn uống:
Nếu trẻ sơ sinh xì hơi nhiều và đi ngoài ít hơn tần suất kể trên, bạn cũng không cần quá lo lắng. Hãy quan sát các biểu hiện của con để xác định nguyên nhân vấn đề.
Nếu trẻ sơ sinh xì hơi nhiều hơn 10 lần/ngày, đừng quá lo lắng vì điều này được xem là hoàn toàn bình thường. Đây là một phản xạ tự nhiên giúp đẩy khối hơi trong bụng ra ngoài, làm cho bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Hiện tượng này cũng tương tự như tình trạng trẻ ợ hơi.
Thực chất, tình trạng trẻ sơ sinh xì hơi nhiều thường xảy ra do hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển hoàn thiện, khiến trẻ dễ bị đầy bụng, khó tiêu khi có thêm một yêu tố bên ngoài tác động không tốt lên hệ tiêu hóa. Nếu trẻ sơ sinh bị đầy bụng, khó tiêu trong thời gian dài, cả hệ tiêu hóa của bé nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung sẽ bị ảnh hưởng.
Do đó, nếu bạn thấy trẻ sơ sinh xì hơi nhiều hơn bình thường, hay thậm chí trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều và thối nhưng không đi ngoài, thì chứng tỏ hệ tiêu hóa của bé có vấn đề. Lúc này, cha mẹ cần tìm cách xử lý phù hợp để giúp con nhanh thoát khỏi tình trạng này.
Đôi khi, trẻ sơ sinh xì hơi nhiều và thối nhưng không đi ngoài có thể do bị táo bón, một chứng khá thường gặp ở trẻ em. Tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ có thể khiến bé đánh hơi nhiều nhưng không đi ị và khi bé đi ngoài, phân sẽ cứng, khô, nhỏ.
Trường hợp bé sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ị, bạn hãy kiểm tra xem bé có các dấu hiệu và triệu chứng khác của táo bón hay không:
Thế nhưng, có thể trẻ sơ sinh xì hơi nhiều mà không đi ngoài nhưng lại không phải do táo bón. Tùy vào chế độ dinh dưỡng của bé mà nguyên nhân bé xì hơi nhiều sẽ khác nhau:
Trẻ bú sữa mẹ hầu như không bao giờ bị táo bón vì sữa mẹ nhìn chung dễ tiêu hóa hơn sữa công thức. Tuy nhiên, bé có thể thay đổi tần suất đi ngoài khi sữa mẹ thay đổi chất. Khoảng 6 tuần sau khi sinh, sữa mẹ sẽ còn ít hoặc không còn một loại protein gọi là colostrum (sữa non).
Chất lỏng này là một phần của sữa mẹ giúp bé tăng cường hệ thống miễn dịch để chống lại vi trùng. Chất này còn hỗ trợ bé đi ngoài trong vài tuần đầu đời. Khi sữa bị giảm hoặc không có colostrum, có thể trẻ sơ sinh xì hơi nhiều nhưng đi ngoài ít hơn.
Nếu con đang bú sữa công thức, trẻ sơ sinh có thể xì hơi nhiều nếu nuốt phải không khí khi bú hoặc nếu bạn thay đổi loại sữa công thức cho con. Đây là hiện tượng bình thường vì hệ tiêu hóa của bé vẫn nhạy cảm. Trường hợp bé sơ sinh xì hơi nhiều nhưng không có triệu chứng táo bón hoặc các vấn đề tiêu hóa khác, ba mẹ không cần quá lo lắng.
Việc bắt đầu thử thức ăn đặc có thể khiến trẻ sơ sinh xì hơi nhiều và đi ngoài ít hơn. Đây là tình trạng thường thấy khi bé tập làm quen với các thực phẩm mới ngoài sữa mẹ hay sữa công thức.
Bạn có thể cho trẻ bắt đầu ăn thức ăn mới một cách từ từ và riêng rẽ từng món một để có thể xác định các thức ăn gây xì hơi hoặc khiến trẻ đi ngoài khó khăn.
Có một số trường hợp, trẻ sơ sinh không đi ngoài nhưng bé xì hơi nhiều là do cơ địa chứ không liên quan tới bất kỳ lý do nào khác.
Đa số trường hợp trẻ sơ sinh xì hơi nhiều hay bị táo bón sẽ tự giảm nhẹ dần khi hệ tiêu hóa của con phát triển hơn. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp ba mẹ cần can thiệp bằng các cách sau:
Trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài phải làm sao? Nếu bé cưng nhà bạn (dưới 6 tuần tuổi) thuộc nhóm trẻ sơ sinh xì hơi nhiều nhưng hoàn toàn không đi ị trong vài ngày hoặc rất hiếm khi đi ngoài, hãy cho con đi khám ngay. Trong một số trường hợp hiếm gặp, tình trạng không đi ngoài có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe.
Ngoài tình trạng trẻ sơ sinh xì hơi nhiều, bạn nên quan sát các triệu chứng khác để kịp thời đưa bé đi khám, chẳng hạn như:
Trẻ nhỏ trên 6 tuần tuổi thỉnh thoảng sẽ bị táo bón. Bạn hãy cho con đi khám nếu bé không đi ngoài trong hơn một tuần hoặc nếu trẻ bị táo bón và đi ngoài phân cứng quá thường xuyên.
Sau khi đưa trẻ đi khám, hãy hỏi bác sĩ xem bạn có nên thử các biện pháp điều trị tại nhà cho con không. Một số cách có thể kể đến như:
Cách tốt nhất để cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh xì hơi nhiều nhưng không đi ngoài là hạn chế các yếu tố gây đầy bụng, khó tiêu cho bé.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh xì hơi nhiều là khác nhau tùy độ tuổi và chế độ dinh dưỡng của bé. Bạn cần xác định được nguyên nhân này mới có thể giúp con yêu cải thiện tình trạng đúng cách.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!