backup og meta

Vì sao trẻ đi phân nhầy? Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?

Vì sao trẻ đi phân nhầy? Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?

Hệ tiêu hóa của trẻ thường non yếu và bé rất dễ mắc những vấn đề sức khỏe liên quan, một trong số đó là tình trạng trẻ đi phân nhầy.

Những trường hợp trẻ đi tiêu chỉ có một lượng nhỏ chất nhầy trong phân thì sẽ không đáng lo ngại nếu như không có bất cứ biểu hiện nào khác kèm theo. Trái lại, một lượng lớn chất nhầy xuất hiện trong những lần trẻ đi đại tiện liên tiếp, kèm theo các dấu hiệu như dị ứng, nhiễm trùng thì đó lại là một vấn đề khác.

Đối với trẻ sơ sinh, khi phát hiện bên trong tã của bé có xuất hiện chất nhầy nhưng không có biểu hiện của bất kỳ triệu chứng nào thường không phải dấu hiệu của bệnh. Tuy nhiên, khi nó xuất hiện với một lượng lớn và tình trạng bé đi phân nhầy kéo dài trong nhiều ngày thì bạn nên lo lắng, bởi có nhiều khả năng là một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

Chất nhầy là một phần tự nhiên của cơ thể xuất hiện ở nhiều bộ phận khác nhau. Riêng với hệ đường ruột, chất nhầy đóng vai trò bảo vệ, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và giúp bài tiết phân ra ngoài. Vì vậy mà có khi chất này sẽ xuất hiện trong phân.

Những nguyên nhân có thể khiến trẻ đi phân có chất nhầy

1. Bệnh tiêu chảy có thể khiến bé đi phân nhầy

Trẻ bị tiêu chảy, biểu hiện thường gặp sẽ là phân lỏng, nhiều nước và đôi khi xuất hiện chất nhầy trong phân. Tuy nhiên, ở những bé đang bú mẹ, triệu chứng thông thường sẽ là phân lỏng và lợn cợn, do vậy khó có thể phân biệt sự khác biệt giữa đi tiêu bình thường và tiêu chảy.

Một số dấu hiệu của tiêu chảy bao gồm:

  • Nhu động ruột hoạt động nhiều hơn bình thường
  • Trẻ tỏ ra đau đớn, khó chịu chẳng hạn như khóc, oằn mình hoặc có một vài biểu hiện bất thường
  • Tiểu tiện giảm (đây cũng có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị mất nước)

Nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus, thay đổi chế độ ăn uống và nhiều vấn đề khác có thể gây ra tiêu chảy. Trẻ bị tiêu chảy thường tự hết, nhưng điều quan trọng mẹ cần phải đảm bảo rằng bé được bổ sung nước đầy đủ. Với người mẹ, chế độ ăn và vấn đề vệ sinh cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sữa cho con bú nên cũng cần chú ý.

Ở trẻ dưới 3 tháng tuổi bị tiêu chảy kéo dài hoặc nghiêm trọng có thể nhanh chóng gây mất nước. Tiêu chảy diễn biến nặng thậm chí có thể gây tử vong, vì thế cần xử lý kịp thời khi bé có dấu hiệu mất nước, tiêu chảy kéo dài hơn 2 ngày.

Bạn có thể xem thêm: Tiêu chảy ở trẻ em: Mẹ lơ là coi chừng hối hận!

2. Dị ứng và thay đổi chế độ ăn uống

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ

Dị ứng hay nhạy cảm thức ăn có thể gây ra tiêu chảy hoặc dẫn đến tình trạng trẻ đi phân nhầy, mặc dù điều này là không phổ biến. Ở trẻ bú mẹ, sự thay đổi đột ngột trong chế độ ăn của mẹ có thể là nguyên nhân gây dị ứng khiến bé đi phân nhầy, trong đó, trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy có thể nhạy cảm với thành phần như sắt, đậu nành hoặc một vài thành phần khác mà mẹ tiêu thụ.

Đối với những bé lớn hơn đã dùng được thực phẩm rắn thì việc trẻ tiêu thụ một số loại thức ăn nhất định cũng có thể gây tiêu chảy. Đây là dấu hiệu cảnh báo sớm về độ nhạy cảm thực phẩm với những biểu hiện thông thường như thay đổi màu sắc hoặc độ đặc của phân.

Đôi khi một sự thay đổi đột ngột trong chế độ ăn của bé, chẳng hạn như chuyển sang một công thức mới hay cho trẻ dùng loại sữa mới có thể gây ra tiêu chảy trong vài ngày. Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa về cách kiểm soát những thay đổi trong chế độ ăn uống của con để giảm thiểu nguy cơ tiêu chảy và đau dạ dày.

3. Những thay đổi khi cho con bú

Những thay đổi trong cách cho con bú sữa mẹ cũng có thể ảnh hưởng đến cấu trúc phân của bé và khiến phân trẻ sơ sinh có nhầy. Ví dụ, một số trẻ bú mẹ trong thời gian ngắn trước khi chuyển sang bầu vú thứ hai có phân màu xanh lá cây.

Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh đi ngoài phân có nhầy đôi khi cũng tùy thuộc vào lượng sữa đầu (Foremilk) hay sữa cuối (Hindmilk), mà trẻ nhận được khi bú mẹ. Sữa đầu là sữa có sẵn khi trẻ bắt đầu bú mẹ, giống như “món tráng miệng” nhiều nước, giàu vitamin, protein, đồng thời tạo cảm giác ngon miệng cho bé. Trong khi sữa cuối thường ở giai đoạn cuối nhưng lại có nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng hơn giúp trẻ no và tăng cân tốt.

4. Sự chảy máu cũng dễ khiến trẻ đi phân nhầy

Sự chảy máu cũng dễ khiến trẻ đi phân nhầy

Trẻ có thể đi phân nhầy và có kèm theo máu trong phân. Một số nguyên do như trẻ bị táo bón khiến phân khô cứng. Vì thế cần đảm bảo rằng trẻ được bổ sung nước và chất xơ đầy đủ để phòng ngừa tình trạng trên.

Cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay nếu xuất hiện những dấu hiệu:

  • Chảy máu nhiều – nhiều hơn chỉ là một vài vệt trong phân
  • Tình trạng chảy máu biến mất và quay trở lại một vài ngày sau đó
  • Tiêu chảy có máu (có hoặc không có tình trạng trẻ đi ngoài có nhầy).

Bạn có thể xem thêm: Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu: Nguyên nhân và bí quyết khắc phục vấn đề

5. Các vấn đề về sức khỏe ở các cơ quan khác và những mối liên quan khác

Hiếm khi trẻ đi phân nhầy có thể báo hiệu một vấn đề nghiêm trọng. Nếu trường hợp phân trông to bất thường hoặc có mùi hôi thì vấn đề có thể là do chứng phân mỡ (tình trạng mà một lượng đáng kể chất béo được tìm thấy trong phân).

Có vô vàn nguyên nhân dẫn đến chứng trẻ đi phân mỡ và phân trẻ sơ sinh có nhầy. Chúng bao gồm:

  • Các vấn đề về sức khỏe ở gan: Khi trẻ gặp vấn đề sức khỏe ở gan thì thường có biểu hiện như: da và mắt có sắc tố vàng, tiểu tiện không thường xuyên. Trong một số ít trường hợp, bé đi ngoài có nhầy và phân của bé cũng có thể chuyển sang màu nhạt hoặc trắng.
  • Vấn đề ở tuyến tụy: Khi tuyến tụy không hoạt động chính xác, cơ thể không thể hấp thụ hoặc tiêu hóa chất béo đúng cách, dẫn đến phân của trẻ cũng có thể trở nên nhạt hoặc trắng.
  • Bệnh làm cho trẻ kém hấp thu: Ở những trẻ đã bắt đầu ăn thực phẩm rắn, việc mắc các bệnh như bệnh celiac (bệnh lý đường ruột gây ra bởi tình trạng nhạy cảm gluten – protein trong lúa mì) hoặc xơ nang là một ví dụ điển hình về việc cơ thể trẻ khó tiêu hóa chất béo.

6. Nhiễm trùng

Môi trường sống xung quanh cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ. Khi trẻ sống trong khu vực không được đảm bảo vệ sinh sẽ dễ gặp tình trạng nhiễm khuẩn dẫn đến tiêu chảy, một số loại khuẩn điển hình như E.coli; Salmonella; Shigella… Những triệu chứng chung là bé có thể sốt cao, buồn nôn, tiêu chảy, trẻ đi phân nhầy và có thể có máu.

7. Các nguyên nhân khác khiến phân bé có nhầy

Một vài tường hợp, trẻ đi ngoài phân nhầy cũng có thể do bé không dung nạp được một số thực loại thực phẩm, dùng thuốc kháng sinh, thiếu enzyme tiêu hóa hoặc bị cảm lạnh.

Trẻ đi ngoài khi nào cần có sự can thiệp y tế?

Trẻ đi phân nhầy khám bác sĩ

Nếu chỉ phát hiện có một ít chất nhầy trong phân của trẻ sơ sinh, bạn hãy yên tâm và chờ đợi cho đến khi triệu chứng này biến mất hẳn. Tuy nhiên, nếu trẻ đi ngoài phân nhầy và gặp phải tình trạng bất kỳ nào dưới đây, cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay:

  • Có nhiều chất nhầy trong phân của trẻ
  • Bên cạnh việc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đi ngoài có nhầy, còn một số biểu hiện khác chẳng hạn như tiêu chảy, sốt hoặc đau nhức
  • Trẻ sinh non hoặc dưới 3 tháng tuổi gặp tình trạng này
  • Bé có hệ thống miễn dịch yếu vì nguyên nhân mắc bệnh hoặc sử dụng thuốc

Ngay cả khi bạn không chắc chắn về một dấu hiệu nào đó thì cũng cần phải thận trọng và tốt nhất nên sớm tìm gặp bác sĩ để được giải đáp.

Bạn cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay nếu gặp tình huống:

  • Xuất hiện một lượng lớn máu trong phân của trẻ
  • Phân màu trắng và trẻ có biểu hiện không tốt
  • Trẻ gặp các dấu hiệu mất nước như: môi khô nứt nẻ, mắt trũng hoặc đi tiểu không thường xuyên
  • Bỏ bú.

Với những thông tin được chia sẻ về tình trạng trẻ đi ngoài phân nhầy ở trên, hy vọng các bậc phụ huynh có thêm kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc con cái. Đồng thời, cha mẹ cũng không nên chủ quan bỏ qua bất kỳ triệu chứng bất thường nào ở con, bởi đó có thể là dấu hiệu cảnh báo một tình trạng bệnh lý cần phải điều trị kịp thời.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Causes of mucus in a baby’s poop

https://www.medicalnewstoday.com/articles/325896.php

Ngày truy cập 14/10/2019

Why Is There Mucus in My Baby’s Poop?

https://www.healthline.com/health/mucus-in-baby-poop

Ngày truy cập 14/10/2019

Baby poop guide

https://www.babycenter.com/0_baby-poop-a-complete-guide_10319333.bc

Ngày truy cập 14/10/2019

The Color of Baby Poop and What It Means https://health.clevelandclinic.org/the-color-of-baby-poop-and-what-it-means-infographic/ Ngày truy cập: 16/08/2022

Baby’s Poop https://www.llli.org/babys-poop/ Ngày truy cập: 16/08/2022

Mucus In Baby’s Stool: Causes And What To Do About It https://www.momjunction.com/articles/mucus-in-baby-stool_00470694/ Ngày truy cập: 16/08/2022

Phiên bản hiện tại

16/08/2022

Tác giả: Đội ngũ bác sĩ Nhi Đồng 315

Cập nhật bởi: Minh Châu Văn


Bài viết liên quan

Trẻ bị kiến cắn: Cách xử lý đúng chuẩn y khoa, giảm đau ngứa hiệu quả

Bé mấy tháng ăn được cơm nát? Tổng hợp cách nấu cơm nát cho bé tập ăn


Tác giả:

Đội ngũ bác sĩ Nhi Đồng 315

Nhi khoa · Hệ thống phòng khám Nhi Đồng 315


Ngày cập nhật: 16/08/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo