backup og meta

Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bỏ bú sau khi tiêm ngừa: Nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bỏ bú sau khi tiêm ngừa: Nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bỏ bú sau khi tiêm ngừa là vấn đề thường gặp khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Liệu đây có phải là một vấn đề nghiêm trọng? Nguyên nhân của tình trạng này là gì và cách khắc phục ra sao? 

Những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi sẽ giải đáp những thắc mắc xoay quanh vấn đề trẻ sơ sinh bỏ bú sau khi tiêm ngừa.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bỏ bú sau khi tiêm ngừa

Bé cưng nhà bạn vừa đi chủng ngừa về và con có biểu hiện bú ít hơn trước hoặc không chịu bú sữa. Điều này khiến bạn rất hoang mang lo lắng, không biết vì sao trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bỏ bú sau khi tiêm ngừa? 

Trẻ bỏ bú sau khi tiêm phòng là một tác dụng phụ phổ biến của vắc xin. Nguyên nhân gây ra tình trạng này chủ yếu là do:

  • Chức năng của hệ miễn dịch là nhận diện các tác nhân gây bệnh chứa trong vắc xin, từ đó tạo kháng thể chống lại các bệnh được phòng ngừa. Sau khi tiêm phòng, hệ miễn dịch của trẻ phải tăng cường hoạt động để ghi nhớ mầm bệnh và tạo kháng thể chống lại virus hoặc vi khuẩn. Vì trẻ còn quá nhỏ, khả năng chịu đựng còn kém, nên điều này có thể khiến các bé cảm thấy mệt mỏi hơn và dễ bị mất sức. Do đó, trẻ thường có cảm giác chán ăn, dẫn đến tình trạng có thể bú ít, thậm chí là bỏ bú sau tiêm phòng. Ngoài ra, tác dụng phụ của vắc xin còn có thể gây sốt, tiêu chảy, khiến bé mệt mỏi hơn và ít bú hơn. Đặc biệt, nếu sức đề kháng của trẻ yếu, hệ miễn dịch sẽ phải làm việc vất vả hơn, khiến vấn đề bỏ bú nghiêm trọng hơn.
  • Nguyên nhân thứ hai khiến trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bỏ bú sau khi tiêm ngừa là do các bé thường sợ môi trường lạ khi đi chủng ngừa, đau khi tiêm nên thường quấy khóc trong quá trình tiêm chủng, khiến cơ thể bị kiệt sức và mệt mỏi hơn. Hơn nữa, do vị trí tiêm bị đau nhức và sưng tấy, nên trẻ sẽ khóc nhiều hơn, dẫn đến cáu kính, bú ít hay thậm chí là bỏ bú.

Để hạn chế tình trạng quấy khóc và trẻ sơ sinh bỏ bú sau khi tiêm ngừa, hãy tham khảo bài viết 6 mẹo hay giúp giảm đau sau khi tiêm ngừa vắc xin cho trẻ.

Biểu hiện trẻ bỏ bú sau khi tiêm ngừa

Sau khi tiêm phòng, tình trạng trẻ sơ sinh bỏ bú sau khi tiêm ngừa hay bú ít có thể kéo dài từ 3 thậm chí 7 ngày. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ thường nhầm lẫn giữa việc bỏ bú sau tiêm và mất tập trung khi bú. Vậy, biểu hiện của vấn đề trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bỏ bú sau khi tiêm ngừa là gì?  

Bỏ bú là hiện tượng trẻ đột ngột không chịu bú nữa dù trước đó bé vẫn bú đều đặn. Bạn có thể nhận thấy những biểu hiện trẻ nhỏ hay trẻ sơ sinh bỏ bú sau khi tiêm ngừa điển hình như:

  • Trẻ không tiếp nhận vú mẹ khi bú, hoặc không chịu ngậm núm vú bình sữa công thức
  • Bé cảm thấy không vui và khó chịu trong quá trình bú sữa.

Tuy nhiên, đừng nhầm lẫn với hiện tượng bé mất tập trung khi bú. Tình trạng mất tập trung khi bú xảy ra khi bé ngậm hoặc cắn ti và vẫn bú sau đó. Còn đối với vấn đề trẻ nhỏ hay trẻ sơ sinh bỏ bú sau khi tiêm ngừa, bé thường sẽ ngừng tiếp nhận vú mẹ trong một khoảng thời gian nhất định. Ngoài ra, một số mẹ cũng thường nhầm vấn đề trẻ sơ sinh bỏ bú sau khi tiêm ngừa với hiện tượng trẻ tự cai sữa. Tuy nhiên, rất ít trường hợp trẻ tự cai sữa trước 2 tuổi một cách đột ngột.

Hậu quả của việc trẻ bỏ bú sau khi tiêm ngừa

Hậu quả trẻ sơ sinh bỏ bú sau khi tiêm ngừa

Mặc dù hiện tượng trẻ nhỏ hay trẻ sơ sinh bỏ bú sau khi tiêm ngừa thường sẽ kết thúc sau tối đa khoảng 10 ngày và trẻ có thể bú sữa lại như bình thường sau đó. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, trẻ có thể bỏ bú kéo dài, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bé. Một số hậu quả của việc trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bỏ bú sau khi tiêm ngừa là:

  • phát triển chậm và sụt cân nhanh chóng
  • Cơ thể mệt mỏi, lừ đừ vì không nhận đủ dưỡng chất cần thiết
  • Da xanh xao
  • Trẻ bỏ bú sau khi tiêm phòng nếu kéo dài sẽ dễ phát triển thành chứng biếng ăn mãn tính
  • Hình thành nỗi ám ảnh sâu sắc đối với việc chủng ngừa và ăn uống.

Vì vậy, nếu tình trạng trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bỏ bú sau khi tiêm ngừa kéo dài, bạn cần đưa trẻ đi khám để được điều trị. Ngoài ra, nếu bé bỏ bú kèm sốt, nóng trong người, quấy khóc, bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện để được khám sớm.

Cách khắc phục khi trẻ sơ sinh bỏ bú sau khi tiêm ngừa

Mặc dù tình trạng trẻ sơ sinh bỏ bú sau khi tiêm ngừa có thể gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm, cần hiểu rằng việc chủng ngừa là vô cùng cần thiết, không thể vì sợ bé bỏ bú mà bỏ qua tiêm phòng. Thay vào đó, hãy tham khảo cách khắc phục tình trạng trẻ bỏ bú sau tiêm phòng dưới đây:

  • Với trẻ bú mẹ cần cho bé bú thường xuyên hơn. Với trẻ bú bình, mẹ cần chia nhỏ các cữ bú trong ngày để đảm bảo bé vẫn nhận được đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết.
  • Duy trì nguồn sữa mẹ bằng cách vắt sữa đều đặn để cơ thể hiểu rằng vẫn cần phải tiết sữa trong giai đoạn này.
  • Không ép trẻ bú vì điều này có thể khiến bé khó chịu và quấy khóc nhiều hơn, thậm chí là sinh ra tâm lý sợ bú.
  • Đừng nản lòng nếu bé không chịu bú. Hãy thử cho bé bú sau đó. Bạn có thể thử cho trẻ bú khi trẻ rất buồn ngủ khi mới tắm xong hoặc thử sang phương pháp bú bình, bón bằng thìa… Cách này có thể khó khăn trong giai đoạn đầu và tốn nhiều thời gian nhưng để đảm bảo bé nhận được đủ nước và chất dinh dưỡng, bạn nên kiên nhẫn và thực hiện thường xuyên.
  • Sau một thời gian, bạn có thể thử cho bé bú mẹ lại để quan sát phản ứng của trẻ.

Nếu bé bỏ bú quá lâu, hãy đưa trẻ đi khám để kiểm tra sức khỏe và có phương hướng điều trị phù hợp. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được mọi thông tin xoay quanh vấn đề trẻ sơ sinh bỏ bú sau khi tiêm ngừa.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

COMMON REACTIONS https://talkingaboutimmunisation.org.au/common-reactions Ngày truy cập: 05/04/2022

Vaccines at 4 Months https://www.cdc.gov/vaccines/parents/by-age/months-4.html Ngày truy cập: 05/04/2022

Childhood vaccines: Tough questions, straight answers https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/in-depth/vaccines/art-20048334 Ngày truy cập: 05/04/2022

Why would a baby go on a breast-feeding strike? https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/expert-answers/breastfeeding-strike/faq-20058157 Ngày truy cập: 05/04/2022

What to expect after immunisation: Babies and children up to 5 years https://www.nhsinform.scot/healthy-living/immunisation/why-immunise/what-to-expect-after-immunisation-babies-and-children-up-to-5-years Ngày truy cập: 05/04/2022

Vaccine side effects https://immunizebc.ca/side-effects Ngày truy cập: 05/04/2022

Phiên bản hiện tại

15/04/2022

Tác giả: Minh Châu Văn

Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Nguyễn Đinh Hồng Phúc

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Trẻ bị nôn không sốt không đi ngoài: Bố mẹ cần làm gì?

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ CKI Nguyễn Đinh Hồng Phúc

Nhi khoa · Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP HCM


Tác giả: Minh Châu Văn · Ngày cập nhật: 15/04/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo