Trẻ sơ sinh ngủ ngáy là tình trạng khá hiếm thấy. Việc bé ngủ ngáy có thể tiềm ẩn nhiều nguyên nhân. Trẻ sơ sinh ngủ ngáy có sao không?
Đôi khi bố mẹ có thể nhầm lẫn tiếng ngáy của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi ngủ với tiếng con thở. Việc trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh ngủ ngáy có thể khiến cho bố mẹ lo lắng nhiều. Nếu bạn không biết, trẻ sơ sinh ngủ ngáy có sao không thì hãy tìm hiểu cùng với Hello Bacsi nhé.
Giải đáp thắc mắc: Trẻ sơ sinh ngủ ngáy có sao không?
Chứng ngáy nhẹ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nếu không xảy ra thường xuyên thường sẽ tự biến mất không cần phải điều trị. Tuy nhiên, nếu trẻ bị rối loạn hô hấp khi ngủ có thể do tắc nghẽn ống thở gây ảnh hưởng đến lượng oxy trẻ nhận được trong khi ngủ. Tình trạng trên có thể gây ra các biến chứng như suy giảm sự phát triển của não, gặp các vấn đề về tim mạch như huyết áp cao, thay đổi quá trình trao đổi chất và các vấn đề về hành vi.
Trẻ sơ sinh ngủ ngáy có sao không? Nếu trẻ sơ sinh ngủ ngáy có kèm theo các dấu hiệu bất thường như lỗ mũi phập phồng, da xanh xao, bú ít, thở nông hoặc chậm hơn bình thường, có các dấu hiệu khó thở thì nên đi khám sức khỏe ngay ba mẹ nhé.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ ngáy khò khè
Sau khi tìm hiểu trẻ sơ sinh ngủ ngáy có sao không, bố mẹ cũng muốn biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng này phải không? Theo các chuyên gia nhi khoa, các nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ ngáy khò khè gồm:
- Dị ứng: Tình trạng dị ứng bùng phát có thể gây viêm mũi và cổ họng khiến trẻ khó thở và tăng nguy cơ ngáy.
- Hen suyễn: Giống như dị ứng, hen suyễn có thể ức chế nhịp thở gây tắc nghẽn một phần đường thở dẫn đến tình trạng trẻ ngủ ngáy.
- Viêm amidan: Amidan bị sưng viêm là do sự phản ứng của hệ thống miễn dịch. Khi amidan sưng lên do nhiễm trùng gây cản trở đường thở dẫn đến ngáy.
- Tắc nghẽn: Các triệu chứng bệnh lý giống cảm lạnh có thể gây tắc nghẽn luồng không khí lưu thông trong ống thở. Ngoài ra, tình trạng nhiễm trùng có thể làm viêm amidan và sưng vòm họng dẫn đến tình trạng trẻ ngủ ngáy.
- Béo phì: Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trẻ thừa cân có nhiều khả năng ngủ ngáy hơn. Tình trạng béo phì có thể làm thu hẹp đường thở và làm tăng nguy cơ mắc rối loạn hô hấp khi ngủ, bao gồm cả chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn.
- Cấu trúc đường thở bất thường: Một số trẻ có đặc điểm giải phẫu học bất thường dẫn đến khó thở khi ngủ. Chẳng hạn như, tình trạng lệch vách ngăn khiến lỗ mũi không được phân cách đều nhau dẫn đến trẻ phải thở bằng miệng và ngáy khi ngủ.
- Khói thuốc lá trong môi trường (ETS): Nếu trẻ sơ sinh tiếp xúc với ETS có thể gây ảnh hưởng đến hô hấp dẫn đến nguy cơ cao ngáy khi ngủ. Tình trạng này còn được gọi là hút thuốc thụ động.
- Không khí bị ô nhiễm: Chất lượng không khí thấp hoặc chất gây ô nhiễm dư thừa có thể gây khó khăn cho quá trình hô hấp. Điều này có thể gây dẫn đến khả năng trẻ sơ sinh ngáy khi ngủ.
- Thời gian bú mẹ ít: Hiện chưa có nhiều nghiên cứu khẳng định việc bú mẹ giảm khả năng trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh ngáy khi ngủ. Tuy nhiên các chuyên gia cũng cho rằng, việc bé bú mẹ có thể giúp đường hô hấp trên phát triển từ đó giảm khả năng ngủ ngáy.
Dấu hiệu trẻ sơ sinh ngủ ngáy bất thường cần đi khám
Đôi khi trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh ngủ ngáy thường không sao và không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu bố mẹ lo lắng về tình trạng ngủ ngáy của trẻ thì có thể cho bé đi khám sức khỏe. Nhất là, khi trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh ngủ ngáy kèm theo những dấu hiệu bất thường dưới đây:
- Da xanh
- Bị béo phì
- Khó tập trung
- Đái dầm khi ngủ
- Đau đầu vào buổi sáng
- Thường ngủ nhiều vào ban ngày
- Thở hổn hển hoặc khó thở khi ngủ
- Tăng cân chậm dưới mức trung bình
- Một tuần ngủ ngáy từ ba đêm trở lên
- Có dấu hiệu rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)
Những biện pháp giúp giảm ngủ ngáy cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Bên cạnh tìm hiểu trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh ngủ ngáy có sao không, bố mẹ cũng quan tâm tìm hiểu những cách giúp giảm tình trạng ngủ ngáy của trẻ phải không? Để giảm ngủ ngáy ở trẻ bố mẹ có thể áp dụng những cách sau:
- Dùng máy thở CPAP: Máy sẽ truyền áp suất không khí qua mặt nạ vào miệng và đường thở để ngăn ngừa tắc nghẽn đường thở. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa về việc dùng thiết bị này.
- Tạo môi trường ngủ thoải mái: Bố mẹ có thể cải thiện môi trường ngủ xung quanh cho trẻ thoải mái hơn bằng cách cho trẻ ngủ sớm, trước khi ngủ không sử dụng thiết bị điện tử, sắp xếp không gian ngủ yên tĩnh và dùng máy lọc không khí để tạo ra bầu không khí trong sạch…
- Khám sức khỏe: Bác sĩ có thể kiểm tra sức khỏe và chẩn đoán các dấu hiệu bất thường khi trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh ngủ ngáy. Việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân có thể giúp bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất.
- Phẫu thuật: Nếu trẻ mắc chứng rối loạn hô hấp khi ngủ do viêm amidan thì bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt amidan. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng cho trẻ bị viêm amidan nghiêm trọng nhưng cũng có thể thay thế bằng phương pháp khác.
Như vậy bố mẹ đã biết được tình trạng trẻ sơ sinh ngủ ngáy có sao không. Trẻ sơ sinh không thường ngủ ngáy được xem là một tình trạng bình thường không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu trẻ thường xuyên ngủ ngáy và có kèm các dấu hiệu bất thường thì nên đi khám sức khỏe. Vì đó có thể là dấu hiệu liên quan đến chứng rối loạn hô hấp khi ngủ hoặc các bệnh lý liên quan đến hô hấp khác. Ngoài ra, các bố mẹ đừng quên tham gia vào Cộng đồng Nuôi dạy con để chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc con cái, đặt câu hỏi để các bác sĩ giải đáp hoàn toàn miễn phí nhé!
[embed-health-tool-vaccination-tool]