Trẻ bị phát ban sau sốt có thể khiến cha mẹ lo lắng. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, mẹ cần hiểu rõ để có cách chăm sóc bé tốt nhất.
Bạn có chắc chắn muốn đăng xuất?
Trẻ bị phát ban sau sốt có thể khiến cha mẹ lo lắng. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, mẹ cần hiểu rõ để có cách chăm sóc bé tốt nhất.
Trẻ nhỏ thường dễ mắc bệnh do nhiều lý do, chẳng hạn như hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ, dễ nhiễm virus, vi khuẩn từ bạn bè trong lớp hoặc đến khu vui chơi, bé có xu hướng mút tay hay đưa đồ vật vào miệng. Không dừng ở đó, trong một số trường hợp, sau khi sốt vài ngày, trẻ có thể bắt đầu phát ban. Đây lại là lúc bố mẹ thêm lo lắng, xót xa khi nhìn thấy con bị bệnh.
Bài viết sau sẽ đem đến các thông tin cần thiết về tình trạng trẻ bị phát ban sau sốt cũng như cách chăm sóc con yêu.
Nhìn chung nếu bé bị nổi mẩn đỏ khắp người sau sốt, nguyên nhân thường đến từ:
Bệnh ban đào là một dạng phát ban sau sốt do virus gây ra. Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi dễ mắc phải khi tiếp xúc với virus thông qua nước bọt, ho và hắt hơi. Bệnh bắt đầu bằng tình trạng sốt cao đột ngột, từ 38,8°C đến 40,5°C và kéo dài trong khoảng 3 – 7 ngày. Một số trẻ khi mắc bệnh sẽ vẫn hoạt động thoải mái và không có triệu chứng nào khác, nhưng những bé khác có thể biểu hiện các tình trạng như:
Khi cơn sốt dịu bớt, trẻ thường sẽ nổi mẩn đỏ trên thân người (khu vực bụng, lưng và ngực) trong vòng 12 – 24 giờ ngay cả sau khi hết sốt. Thông thường, sốt ban đào sẽ không được chẩn đoán chính xác cho đến lúc cơn sốt biến mất và phát ban xuất hiện. Trong vòng 24 giờ sau khi thân nhiệt trở lại bình thường, bé sẽ dần khỏe lại.
Đối với hầu hết trường hợp, trẻ bị sốt phát ban sau sốt virus ban đào sẽ có biểu hiện:
Không có phương pháp điều trị cụ thể cho bệnh ban đào bởi đây là tình trạng khá phổ biến và nhẹ. Nhưng nếu trẻ bỗng dưng sốt cao, bé có thể gặp biến chứng co giật kèm theo. Do vậy, hãy quan sát con cẩn thận và đưa trẻ đi khám kịp thời.
Tay chân miệng là một dạng bệnh phổ biến do virus gây ra mà trẻ thường sẽ mắc phải sau 5 tuổi. Bệnh bắt đầu bằng sốt, đau họng và chán ăn. Sau đó khoảng vài ngày, các vết loét sẽ xuất hiện quanh miệng. Những vết loét này khiến con đau đớn, đồng thời các đốm đỏ có thể xuất hiện ở lòng bàn tay và lòng bàn chân.
Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, trẻ bị phát ban sau sốt tay chân miệng này có thể lan đến các chi, mông và bộ phận sinh dục. Không có phương hướng điều trị cụ thể cho bệnh tay chân miệng. Thông thường tình trạng này sẽ diễn ra trong vòng 1 tuần.
Một số bố mẹ có thể muốn sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn và thuốc xịt miệng để giảm đau do vết loét gây ra nhằm giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng bất cứ hình thức nào.
Bệnh thứ năm là tình trạng khiến trẻ bị phát ban sau khi sốt khá phổ biến. Bệnh sẽ tác động lên hai má của bé và làm cho chúng ửng hồng. Bệnh thứ năm bắt đầu với các triệu chứng giống như cảm lạnh và sốt nhẹ. Khoảng 7 – 10 ngày sau, các vết đỏ trên má sẽ xuất hiện. Ban có thể lan đến thân hoặc tứ chi cũng như đi qua các bộ phận khác của cơ thể.
Đối với hầu hết trẻ em, bệnh thứ năm sẽ đến và đi trong một khoảng thời gian nhất định và không gây ra vấn đề sức khỏe nào. Nhưng bệnh vẫn có thể là một mối quan tâm đối với phụ nữ mang thai vì có khả năng truyền bệnh cho thai nhi hoặc đối với trẻ em mắc chứng thiếu máu. Ngoài ra, bệnh thứ năm còn đi kèm theo các biến chứng xấu khác bởi nó sẽ khiến hệ miễn dịch suy yếu.
Nếu con bạn bị thiếu máu, hoặc nếu các triệu chứng của bé dường như trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Trong trường hợp con vẫn cảm thấy khó chịu, bạn nên cho trẻ sử dụng các loại thuốc giảm đau và sốt như acetaminophen hoặc ibuprofen. Tuy nhiên, bạn vẫn nên lưu ý:
Bố mẹ cũng nên cố gắng khuyến khích con uống nhiều nước hoặc bổ sung chất điện giải cần thiết nữa nhé.
Hầu hết các trường hợp trẻ phát ban sau sốt có thể được điều trị tại nhà. Nhưng hãy đưa bé đi khám nếu con bạn xuất hiện một số tình trạng như:
Sử dụng ngay lịch theo dõi tiêm chủng để biết loại vắc xin bé cần được tiêm và khi nào nên tiêm
Giới tính của bé yêu là gì?
Nam
Nữ
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Fever and skin rashes (contagious diseases) https://www.inspq.qc.ca/en/tiny-tot/health/common-health-problems/fever-and-skin-rashes-contagious-diseases Ngày truy cập 11/12/2018
Skin rashes in children https://www.nidirect.gov.uk/conditions/skin-rashes-children Ngày truy cập 11/12/2018
When to Be Concerned by Rash After Fever in Toddlers https://www.healthline.com/health/parenting/rash-after-fever-in-toddlers Ngày truy cập 11/12/2018
What can cause a rash after a fever in toddlers? https://www.medicalnewstoday.com/articles/322690.php Ngày truy cập 11/12/2018
Bacterial and Viral Rashes https://www.webmd.com/children/guide/skin-rashes-in-children-treatment Ngày truy cập 11/12/12018
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!