Nếu phát ban không kèm theo những dấu hiệu như trên, thì bệnh có thể được điều trị tại nhà. Quan trọng là phải giúp bé cảm thấy thoải mái, vì phát ban gây ngứa và khó chịu.
Phát ban thường sẽ tự hết và không gây thêm nguy cơ cũng như các triệu chứng nào khác.
4. Thuốc kháng histamin
Để giảm triệu chứng ngứa, cách tốt nhất là dùng thuốc histamin, như Benadryl hoặc Claritin. Tuy nhiên, chỉ dùng thuốc với sự hướng dẫn của bác sĩ.
5. Gãi
Gãi là một phản ứng tự nhiên của cơ thể khi bị ngứa, nhưng gãi sẽ gây vỡ các đốt mề đay, đưa trẻ đến nguy cơ lây nhiễm cao hơn. Tốt nhất, bạn nên chú ý và ngăn không cho bé gãi nốt mề đay.
Mặc cho bé quần áo có thể che phủ được vết mề đay để ngăn không trầy xước, hoặc đặt khăn mát lên để giảm ngứa.
6. Tắm bột yến mạch

Viện da liễu của Mỹ khuyến cáo nên tắm cho trẻ bằng nước ấm, nhưng giới hạn chỉ tắm trong 10 phút và thêm yến mạch vào nước. Việc làm này sẽ làm giảm thêm ngứa và tránh dùng các loại sữa tắm tạo bọt.
Sau khi tắm, hãy làm ẩm da của con bằng kem dưỡng và mặc quần áo thoải mái.
Bạn cũng nên điều chỉnh nhiệt độ trong nhà. Khi quá nóng hoặc quá lạnh cũng sẽ làm tình trạng mề đay trầm trọng thêm.
Hãy lưu lại tất cả những lưu ý này, để phòng trường hợp bé bị tái phát. Ghi chép cẩn thận thời điểm trẻ phát ban, trước đó bé đã ăn gì, tiếp xúc với cái gì, điều này sẽ giúp bạn hạn chế được nguy cơ dị ứng lại ở trẻ.
7. Trẻ nổi mề đay kiêng ăn gì?
Có rất nhiều thực phẩm lành tính với trẻ này nhưng lại là mối nguy của trẻ khác. Vì vậy khi trẻ mắc bệnh nổi mề đay, cha mẹ cần chú ý tìm hiểu trẻ nên và không nên ăn gì.
Các loại thực phẩm trẻ không nên ăn khi nổi mề đay:
- Hải sản
- Thịt bò, sữa bò
- Đậu phộng
- Thực phẩm có nhiều muối, đường
- Đồ ăn cay nóng hoặc đồ chiên rán
- Nước uống có gas
Bạn nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung vitamin A, B, C và chất xơ để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Những thức ăn dễ tiêu hóa, chống táo bón cũng nên được ưu tiên bao gồm: khoai lang, mướp đắng, cam, chanh, cà chua…
8. Nếu tái phát, hãy liên hệ bác sĩ
Nếu con bạn tiếp tục nổi mề đay, hãy liên hệ với bác sĩ. Bác sĩ sẽ muốn biết cụ thể về những triệu chứng đã xảy ra, bao gồm cả việc bé đã sử dụng những loại thuốc nào. Nên gọi cho bác sĩ nếu vết mề đay hoặc chỗ sưng kéo dài hơn 24 giờ và không thay đổi.
Dựa vào những thông tin được cung cấp, bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm, kê toa các thuốc kháng histamin.