Phù Quincke là tình trạng sưng phù mạch, sưng cục bộ tại các lớp và mô mỡ bên dưới da. Hiện tượng này thường bị nhầm lẫn với các triệu chứng dị ứng khác như mề đay, phù nề.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Phù Quincke là tình trạng sưng phù mạch, sưng cục bộ tại các lớp và mô mỡ bên dưới da. Hiện tượng này thường bị nhầm lẫn với các triệu chứng dị ứng khác như mề đay, phù nề.
Phù Quincke có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân nhưng thường liên quan đến dị ứng thuốc. Để tìm hiểu rõ hơn về chứng bệnh này, mời bạn tham khảo những thông tin mà Hello Bacsi tổng hợp được trong bài viết sau đây.
Phù Quincke (hay còn gọi là phù mạch) đặc trưng bởi tình trạng sưng nề đột ngột, rõ ràng ở các tổ chức dưới da kèm theo cảm giác ngứa hoặc có khi là đau nhức. Tình trạng này thường tồn tại trong vòng 72 giờ. Đây là một loại phù mạch ở đường thở trên hiếm gặp.
Tên gọi này được đặt dựa trên một giáo sư người Đức ở nửa cuối thế kỷ 19 – Heinrich Quincke. Năm 1882, ông đã mô tả một số ca phù da cấp tính tại chỗ (cục bộ), phân chia thành các nhóm có liên quan đến yếu tố di truyền và nhóm bị phù riêng lẻ. Ông cũng đưa ra giả thuyết hiện tượng này xảy ra do các yếu tố thần kinh.
Ngời bị phù Quincke sẽ có những những triệu chứng nào? Câu trả lời là người bệnh phù Quincke thường có cảm giác tắc nghẽn hoặc cảm thấy như có dị vật trong cổ họng. Triệu chứng thường xuất hiện và tiến triển nhanh chóng. Nếu đường thở bị chặn, bạn sẽ cảm thấy sưng họng, khó thở.
Tình trạng sưng nề xuất hiện nhanh và đột ngột ở cả vùng dưới và trên bề mặt da và niêm mạc, có thể ở lưỡi, mô, mắt, quanh miệng, bàn tay, bàn chân, hầu họng, có khi cả bộ phận sinh dục. Triệu chứng thường phát triển trong vài phút đến vài giờ, có thể khu trú hoặc lan tỏa, gây cảm giác căng đau, ngứa nhẹ hay tê bì do dây thần kinh cảm giác bị chèn ép.
Vùng tổn thương thường có màu hồng nhạt, không có ranh giới rõ ràng. Khi bị cọ xát, kích thích, tình trạng sưng nề có thể nặng hơn và màu sắc vùng da bị phù thường trở nên tái nhợt. Các trường hợp phù Quincke riêng lẻ do dị ứng thuốc thường tồn tại trong 72 giờ sau đó biến mất không để lại di chứng.
Trường hợp phù mạch đơn lẻ có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, như:
Một số trường hợp, tình trạng phù mạch này có liên quan đến yếu tố di truyền như thiếu chất ức chế C1-esterase làm kích thích phản ứng dị ứng. Do đó, phù Quincke được phân loại thành 2 dạng là liên quan đến di truyền và không di truyền.
Cơ chế bệnh sinh cơ bản là phản ứng quá mẫn loại 1, phóng thích nhiều các hóa chất trung gian gây viêm như histamin, bradykinin… bởi kháng thể trong hệ miễn dịch.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.
Phù Quincke được chẩn đoán như thế nào? Bác sĩ sẽ dựa trên biểu hiện lâm sàng và hỏi tiền sử bệnh để đưa ra chẩn đoán ban đầu. Sau đó, bạn sẽ được yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm để có thể đưa ra kết luận chính xác. Một số xét nghiệm cần làm là:
Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ đánh giá, phân biệt tình trạng này với các vấn đề khác có những dấu hiệu và triệu chứng tương tự, như phù do suy tim, phù bạch huyết…
Phù Quincke được điều trị như thế nào? Việc đầu tiên cần làm để ngăn chặn tình trạng phù mạch này diễn tiến nặng hơn là loại bỏ yếu tố gây dị ứng hoặc khiến triệu chứng trầm trọng hơn. Ví dụ như ngưng dùng thuốc gây ra tác dụng phụ này, tránh tiếp xúc với các dị nguyên nghi ngờ gây phù mạch, tránh nhiệt độ quá nóng/ lạnh, tránh ánh nắng mặt trời… Nếu không thể loại bỏ hay tránh dị nguyên gây bệnh, bác sĩ sẽ cân nhắc điều trị giảm mẫn cảm đặc hiệu.
Bên cạnh đó, một số thuốc thường được chỉ định để kiểm soát, giảm nhẹ triệu chứng ở người bệnh phù Quincke là thuốc kháng histamin, glucocorticoid và adrenalin (epinephrine).
Thuốc kháng histamin
Được dùng trong các trường hợp phù mạch cấp và mạn tính do cơ chế dị ứng. Các thuốc kháng histamin thường được sử dụng là chlorpheniramine, diphenhydramine, ketotifen, cetirizine, desloratadine, fexofenadine, loratadine, mizolastine…
Glucocorticoid
Chỉ định trong các trường hợp phù mạch cấp và mạn tính để giảm bớt triệu chứng, dự phòng tái phát. Bác sĩ thường cho dùng liều trung bình trong một đợt ngắn ngày để hạn chế tác dụng phụ không mong muốn.
Adrenalin (epinephrine)
Sử dụng cho trường hợp phù mạch do cơ chế dị ứng có phù nề đường hô hấp hoặc hạ huyết áp. Thuốc được dùng qua đường tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch hoặc bơm qua màng nhẫn giáp/ nội khí quản.
Các biện pháp hỗ trợ điều trị khác
Một số trường hợp khẩn cấp, người bệnh bị phù nề đường hô hấp đe dọa đến tính mạng và không đáp ứng với thuốc điều trị đơn thuần, bác sĩ có thể cần đặt nội khí quản hoặc mở khí quản.
Tình trạng này rất khó để có thể phòng ngừa hoàn toàn. Với những người có cơ địa dị ứng hay từng có tiền sử bị dị ứng nổi mề đay, phù Quincke thì cần cố gắng xác định các tác nhân gây bệnh (dị nguyên) và tránh tiếp xúc tối đa với những yếu tố này.
Những người đang trong đợt cấp của phù Quincke cũng nên cẩn thận và tránh tiếp xúc với những yếu tố có thể kích thích triệu chứng trở nên trầm trọng hơn. Ví dụ như thay đổi nhiệt độ đột ngột, uống các chất kích thích (bia, rượu), xúc động mạnh, một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng…
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!