Nếu trẻ có những dấu hiệu trên sau khi chủng ngừa, rất có thể đây là tình trạng bé bị tiêu chảy sau khi chủng ngừa.
Bé bị tiêu chảy sau khi chủng ngừa có nguy hiểm không?
Đến đây, chắc hẳn rằng nhiều người sẽ thắc mắc, bé bị tiêu chảy sau khi chủng ngừa có nguy hiểm không?
Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng bé bị tiêu chảy sau khi chủng ngừa chỉ kéo dài từ 1-2 ngày, tối đa 3 ngày. Mặc dù vấn đề này có thể khiến cha mẹ lo lắng, nghi ngờ về chất lượng của vắc xin, nhưng thực tế, tiêu chảy là một tác dụng phụ phổ biến của vắc xin và đã được đề cập đến trong nhiều nghiên cứu. Các chuyên gia cũng khẳng định, những tác dụng phụ này không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, cũng không phản ánh vắc xin kém chất lượng. Tùy vào cơ địa và sức đề kháng của mỗi trẻ mà có bé bị tiêu chảy sau khi chích ngừa, có bé không bị.
Khi cơ thể trẻ dần thích ứng với vắc xin và hình thành hệ thống miễn dịch nhờ vắc xin, tình trạng tiêu chảy sẽ giảm dần và khỏi hẳn. Vì vậy, cha mẹ hãy yên tâm nếu thấy bé bị tiêu chảy sau khi chủng ngừa.
Mặc dù vậy, trong một số trường hợp hiếm hoi, bé bị tiêu chảy sau khi chủng ngừa và tình trạng tiêu chảy kéo dài hơn 3 ngày kèm sốt cao, đi ngoài ra máu… thì cần đưa bé đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị.
Điều cần quan tâm khi phát hiện bé bị tiêu chảy sau khi chủng ngừa là cách điều trị giúp bé cảm thấy thoải mái và mau chóng khỏi bệnh.
Nên làm gì khi trẻ bị tiêu chảy sau chủng ngừa?

Khi phát hiện bé bị tiêu chảy sau khi chủng ngừa, cha mẹ có thể điều trị vấn đề này tại nhà thông qua những biện pháp dưới đây:
- Bù nước cho bé: Tình trạng tiêu chảy có thể gây ra tình trạng mất nước, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy cần phải bù cho trẻ lượng nước đã mất đi. Đối với trẻ dưới 6 tháng, bạn nên cho trẻ bú thường xuyên hơn. Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, ngoài sữa, mẹ hãy bổ sung nước cho trẻ thông qua các món ăn như cháo, súp, nước gạo rang… Trong trường hợp sau khi chủng ngừa, bé bị tiêu chảy nặng, cần phải bổ sung nước điện giải cho trẻ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Giữ gìn vệ sinh: Cha mẹ nên rửa tay kỹ sau khi thay tã cho trẻ để tránh lây lan bệnh. Bên cạnh đó, cần rửa tay, chân, miệng, hậu môn cho bé thật sạch để hạn chế nguy cơ bệnh tiến triển nặng.
- Quan sát phân của trẻ: Màu sắc và tình trạng phân có thể giúp bạn biết được bé bị tiêu chảy sau khi chủng ngừa là nặng hay nhẹ. Nếu có gì bất thường đối với phân, như có lẫn máu, bạn cần đưa bé đi bệnh viện.
- Bổ sung men vi sinh: Men vi sinh giúp tăng cường lợi khuẩn đường ruột và hỗ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch. Bạn có thể bổ sung sữa chua cho bé ăn dặm trong các bữa ăn hàng ngày.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống: Bé bị tiêu chảy sau khi chủng ngừa cần chú ý tránh ăn đồ sống, đồ ăn có tính chất lạnh bụng, thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh. Mẹ đang cho con bú cũng cần tránh ăn những thực phẩm này.
- Để bé nghỉ ngơi: Bé bị tiêu chảy sau khi chủng ngừa có thể bị mất sức, mệt mỏi. Vì vậy, cần dành nhiều thời gian cho bé nghỉ ngơi để cơ thể có sức chống lại tác dụng phụ này của vắc xin.
Hy vọng những thông tin trên đã giải đáp được những thắc mắc của bạn xoay quanh vấn đề bé bị tiêu chảy sau khi chủng ngừa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!